Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

(Baohatinh.vn) - Nhiều tháng nay, bà con nông dân Hà Tĩnh đang đau đầu với việc đối phó với nạn chuột phá hại lúa xuân. Đặt bẫy, dùng thuốc sinh học (bã), vây bắt… nhưng chuột vẫn đang tăng nhanh theo cấp số nhân, đe dọa mùa màng.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Bã sinh học là loại trừ chuột phổ biến được bà con sử dụng.

Cứ chiều chiều, bà con nông dân xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) lại tay xẻng, tay thúng đựng thuốc diệt chuột sinh học ra đồng đặt bẫy. Họ thu dọn xác con chuột đã chết rồi tiếp tục rải “mồi” và đào hang bắt số mới. Dù vậy, nạn chuột ở đây vẫn không giảm.

Bà Nguyễn Thị Hải (thôn Bình Minh) cho biết: “Nhà tôi làm 3 sào thì chuột ăn mất 1 sào rồi. Từ ngày gieo sạ xuống là chúng đã phá hại, tôi ngày nào cũng đứng giữa đồng hết đào bắt, bỏ bã nhưng vẫn không hạn chế được. Bây giờ ruộng bắt đầu cạn nước, chúng di chuyển vùng cắn phá vào giữa ruộng, càng khó bắt mà hư hỏng hết lúa”.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Dù tìm đủ mọi cách để phòng trừ chuột phá hại, nhưng bà Nguyễn Thị Hải vẫn thiệt hại mất 1 sào lúa

Trên cánh đồng thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, vào những ngày cao điểm, gia đình bà Trần Thị Lan vây bắt được cả trăm con chuột. Không chỉ bỏ bã ở chân ruộng, bà còn tìm hang để đào bắt, diệt ổ của chúng ở các bờ vùng, cồn cao hay trên tuyến ta-luy đường lớn ở gần khu vực ruộng nhà.

“Ở các chân ruộng, chúng tôi sử dụng chế phẩm sinh học để không ảnh hưởng đến lúa, còn lại phải phong tỏa vây bắt xung quanh. Năm nay chuột nhiều vô kể, tôi đang lo dịch bùng phát đúng vào thời điểm lúa làm đòng - trổ bông thì khó mà cứu được lúa” - bà Lan lo lắng.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Khi thức ăn tươi trên đồng phong phú, chuột sẽ khó “dính” bã sinh học hơn.

Được biết, ngay từ đầu vụ, xã Cẩm Bình đã trích ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí mua gần 1 tấn chế phẩm sinh học biorat cung cấp về cho bà con. Tuy vậy, chuột là loài tinh ranh, chúng “đánh hơi” rất giỏi nên mọi giải pháp đều không cho hiệu quả tuyệt đối. Trong khi, số lượng sinh sản của chúng lại tăng theo cấp số nhân và có thể bùng phát dịch trong điều kiện thuận lợi.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Chuột di chuyển từ bờ ra giữa ruộng, phá hại nhiều diện tích.

Điều đáng nói, nạn chuột đang xảy ra ở tất cả vùng, miền và địa phương trên toàn tỉnh. Đặc biệt, đối với những địa phương có nhiều gò đồi, chân núi như Hương Sơn, Vũ Quang; một số vùng cao cưỡng, cạn nước ở Lộc Hà, Thạch Hà hay là nơi có nhiều trà lúa bước vào giai đoạn làm đòng như Đức Thọ.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Bà con nông dân dùng bao ni lông làm hàng rào ngăn chuột xâm nhập vào ruộng lúa.

Bà Trần Thị Vịnh (thôn Nam Trung, xã Lâm Trung Thủy - Đức Thọ) cho biết: “Từ năm ngoái, nạn chuột đã hoành hành rất mạnh, gần như nhà nào cũng mất vài ba sào. Bây giờ lúa đã vào đòng, chúng chỉ tập trung vào ăn lá đòng chứ không ăn bã sinh học nữa, vì thế mà công tác phòng trừ càng khó khăn”.

Ở vụ xuân 2019, nạn chuột hoành hành, gây ảnh hưởng năng suất trên 1.000 ha. Thời điểm này, toàn tỉnh đã có 220 ha lúa xuân bị chuột cắn phá, tỷ lệ phá hại bình quân từ 3-5%, có nơi 10-15%.

Chuột tăng theo cấp số nhân, nông dân Hà Tĩnh lo dịch phát sinh

Đào hang diệt chuột là giải pháp hiệu quả hiện nay.

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Chuột không phải như một số dịch bệnh khác, lây lan theo chu kỳ hoặc cơ chế cố định, chúng có thể di chuyển nhanh, xa và liên tục tăng đàn theo cấp số nhân vào mùa sinh sản.

Vì thế, những thiệt hại do nạn chuột càng khó lường. Hiện nay, các trà lúa xuân đang chuẩn bị bước vào giai đoạn làm đòng, cũng là thời điểm chuột bước vào kỳ sinh sản mạnh. Theo dự báo, khoảng 20 ngày tới đây, nạn chuột bùng phát cao nhất về số lượng, mức độ phá hại mạnh nhất trong vụ xuân, gây thiệt hại mùa màng trên địa bàn toàn tỉnh”.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.