Nông dân “ốc đảo” Hồng Lam phấn khởi thu hoạch cói

(Baohatinh.vn) - Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng những ngày qua, bà con nông dân “ ốc đảo” Hồng Lam (xã Nghi Xuân – Hà Tĩnh) vẫn tất bật ra đồng thu hoạch cây cói vì được mùa, giá cao.

bqbht_br_11.jpg
Trên cánh đồng cói, hàng chục hộ dân “ốc đảo” Hồng Lam dựng lều, căng bạt bám đồng để thu hoạch, chẻ cói phơi khô...
bqbht_br_8.jpg
Bắt đầu từ 3 - 4 giờ sáng, người dân đã tiến hành cắt cói trước khi thủy triều sông Lam dâng lên.
bqbht_br_10.jpg
Bà Hồ Thị Định cho biết: "Gia đình tôi hiện đã thu hoạch được gần 2/7 sào cói. Cây cói năm nay cho năng suất khá ổn định, ước đạt hơn 4 – 4,5 tạ/sào. Tuy nhiên, thời tiết mấy ngày nay không được nắng, nước sông Lam dâng cao nên khó khăn hơn cho việc thu hoạch và phơi cói".
bqbht_br_7.jpg
lkaj.jpg
Cói tươi được người dân cho vào máy tách làm đôi. Đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian và công sức của người dân.
bqbht_br_21.jpg
Cây cói sau khi được tách đôi, sẽ đem phơi từ 2 - 3 nắng ngoài ruộng để cho nhẹ và mềm sợi. Người dân phơi cói sợ nhất trời mưa vì sẽ hư hỏng, đen màu không bán được”, ông Nguyễn Văn Thọ cho hay.
bqbht_br_15.jpg
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về khiến hạ lưu sông Lam dâng lên tràn vào đồng cói của bà con nông dân.
bqbht_br_24.jpg
Một số người dân phải dùng thuyền vận chuyển cói sau khi thu hoạch.
bqbht_br_13.jpg
Theo các hộ dân, giá cói khô năm nay khá tốt, mỗi kg cói được thương lái thu mua với giá từ 9.000 - 10.000 đồng, cao hơn so với cùng thời điểm năm trước 2.000 – 3.000 đồng. Với giá bán trên, tính ra mỗi sào người dân thu về gần 5 triệu đồng.
bqbht_br_17.jpg
Cuối buổi chiều hằng ngày, cói được buộc thành từng bó đưa về nhà để tiếp tục phơi khô, đồng thời phân loại bán cho các thương lái trong thôn. Được biết, cói khô sẽ được nhập cho các cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa dùng làm nguyên liệu dệt chiếu và sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ.
bqbht_br_2.jpg
Cây cói được xem là cây trồng chủ lực của hàng chục hộ dân "ốc đảo" Hồng Lam. Hằng năm cói bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 cho đến tháng 9. Người dân không mất tiền giống nhưng để cói phát triển tốt thì phải bỏ công cắt cỏ, đầu tư phân bón và vất vả khi đến kỳ thu hoạch.
Video: Nông dân "ốc đảo" Hồng Lam vào mùa thu hoạch cói

Toàn thôn Hồng Lam hiện có gần 50 ha diện tích cói với 90 hộ tham gia sản xuất. Tính đến thời điểm này, bà con nông dân đã thu hoạch được khoảng 10% diện tích. Nhìn chung vụ cói năm nay thời tiết không thuận lợi do mưa nhiều nhưng nhờ bà con quan tâm đầu tư chăm sóc nên vẫn được mùa, cho năng suất khá cao. Đây cũng là nguồn thu nhập chính trong năm của nhiều hộ dân ở vùng “ốc đảo” giữa dòng sông Lam.

Ông Nguyễn Bá Ngọc – Trưởng thôn Hồng Lam, xã Nghi Xuân

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.