Trước tình hình thời tiết có những thay đổi, nhiệt độ giảm, cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh), hiện trên địa bàn có 10 con lợn của 2 hộ dân bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đã được tiêu hủy.
Người dân Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp chống nắng nóng, nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế và nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Mưa nắng thất thường, môi trường thay đổi đột ngột đang khiến người nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh như “ngồi trên đống lửa” vì lo lắng dịch bệnh xảy ra.
Gần 3 tháng qua, nhiều hộ dân tại bãi Cồn Vạn (xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thất thoát hàng trăm triệu đồng do ốc hương trong hồ nuôi chết hàng loạt.
Thời tiết giao mùa tạo môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Trước tình hình đó, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang ráo riết tổ chức công tác phòng trừ dịch bệnh, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc-xin.
Thời tiết có nhiều sương mù vào sáng sớm, độ ẩm cao khiến một số diện tích lúa xuân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có nguy cơ lan rộng.
Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu.
Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh dự báo, các đối tượng dịch hại: bệnh đạo ôn, khô vằn, rầy, sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa; bệnh héo rũ, lở cổ rễ trên lạc, rau màu... sẽ diễn biến phức tạp trong vụ xuân năm 2024.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: Người tiêu dùng không nên quá lo lắng trước dịch tả lợn châu Phi, bởi dịch không lây lan sang người và các ổ dịch đều được phát hiện, xử lý kịp thời.
Để khống chế dịch tả lợn châu Phi, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cần tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền về diễn biến dịch bệnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ, cơ sở chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ.
Vụ hè thu 2023, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) gieo cấy 4.600 ha, đến nay, có khoảng 400 ha lúa (BT 09, Lai Thơm) đã trổ bông, tập trung ở các xã Tân Dân và Lâm Trung Thủy. Trà lúa chính vụ đang ở giai đoạn làm đòng bước 5 - bước 7, dự kiến trổ đại trà từ ngày 10 - 15/8.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định chính xác thời điểm sâu non nở rộ, mật độ sâu gây hại nhằm quyết định thời điểm và số diện tích cần xử lý.
Các địa phương ven biển ở Hà Tĩnh đã nhận đủ, cấp phát kịp thời 35 tấn hóa chất Chlorine 65% để phục vụ cho công tác xử lý mô trường, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Cơ quan chuyên môn dự báo sâu non lứa tiếp theo nở rộ từ khoảng 10/7 trở đi gây hại giai đoạn lúa đứng cái - phân hoá đòng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa hè thu của Hà Tĩnh.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh nhận định sâu non lứa tiếp theo nở rộ từ khoảng 10/7 trở đi, gây hại giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh - phân hoá đòng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa hè thu trên địa bàn tỉnh.
Che chắn chuồng trại, bổ sung các loại vitamin, không chăn thả khi nắng nóng cao điểm... là những biện pháp mà người chăn nuôi Hà Tĩnh đang tập trung bảo vệ đàn vật nuôi.
Trước diễn biến của các loại dịch hại trên cây trồng vụ xuân, nhất là cây lúa, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh từ nay đến cuối vụ.
Bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra trên địa bàn 4 xã của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) gồm: Thạch Châu, Phù Lưu, Ích Hậu, Hồng Lộc với 8 con bò của 7 hộ bị nhiễm bệnh. Huyện đã phân bổ gần 4.000 liều vắc-xin về các xã, thị trấn để tiêm phòng bao vây.
Theo điều tra của các cơ quan chuyên môn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), các trà ngô đông trên địa bàn đều bị nhiễm bệnh đốm lá. Trong đó, có 8,5 ha bị nhiễm bệnh nặng, xuất hiện hiện tượng cháy lá.
Phát hiện bệnh viêm da nổi cục trên 4 con trâu bò ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đang gấp rút triển khai biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi.
Các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tập trung tiêm vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi đợt 2 cho đàn gia súc trên địa bàn.
Cơ quan chuyên môn khuyến cáo: người nuôi ngao ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm nuôi trồng với ứng dụng khoa học kỹ thuật và tiếp thu các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất từ các cơ quan chuyên môn để hạn chế rủi ro, thiệt hại.
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thông tin: “Gần đây, trên địa bàn xã xảy ra hiện tượng ngao nuôi ở các rặc (bãi) bị chết đồng loạt"...
Theo cơ quan chức năng ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tôm, cua chết bất thường ở những hộ nuôi tôm quảng canh ven sông Lam tại 2 xã Đan Trường, Xuân Phổ (Nghi Xuân) là do bị bệnh đốm trắng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung công điện này.
Bệnh đạo ôn hại lúa vẫn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh. Điều đáng nói, đây có thể là những mầm bệnh gây nguy cơ lan rộng dịch bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới.
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang tập trung tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phấn đấu hoàn thành đợt 1 trước tháng 6/2022 với tỉ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn vật nuôi.