Chủ tịch UBND tỉnh ra công điện chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa

(Baohatinh.vn) - Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện chỉ đạo phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa vụ Xuân 2025.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, vụ Xuân 2025, toàn tỉnh gieo cấy 59.167ha lúa, hiện đang giai đoạn làm đòng, một số diện tích gieo cấy sớm giai đoạn đòng già; dự kiến thời điểm lúa trổ bông trước 24/4 khoảng 3.000ha, tập trung tại một số vùng không chủ động thủy lợi thuộc các xã như: Đan Trường, Xuân Hội, Xuân Giang (Nghi Xuân); Hương Giang, Hương Thủy, Phú Gia (Hương Khê); Mai Phụ, Thạch Mỹ, Thạch Sơn (Thạch Hà); vùng hè thu chạy lụt tại các xã ngoài Đê (Đức Thọ), Kim Song Trường (Can Lộc); diện tích trổ bông từ 25/4 - 5/5 khoảng 56.167ha phân bố trên địa bàn toàn tỉnh.

bqbht_br_img-5193-1.jpg
Các địa phương cần phân công cán bộ bám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo để tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết từ nay đến đầu tháng 5/2025 khả năng chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh (13-17/4; 20-23/4; 2-5/5), thời điểm chịu tác động của không khí lạnh, thời tiết duy trì hình thái trời nhiều mây, có mưa, sáng sớm và chiều tối có sương mù, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ trung bình 21-240C không thuận lợi cho quá trình trổ bông của lúa, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên lúa, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông.

Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết từ tháng 3 đến nay chịu ảnh hưởng liên tục của các đợt không khí lạnh gây mưa ẩm, ánh sáng yếu tạo điều kiện cho nấm gây bệnh đạo ôn tích lũy trên đồng ruộng và địa bàn Hà Tĩnh được xác định có nhiều chủng nòi nấm bệnh đạo ôn có độc tính cao. Như vậy, với hình thái thời tiết trên, cùng với nguồn bệnh đạo ôn sẵn có trên đồng ruộng là các yếu tố thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh, phát triển và có nguy cơ gây thiệt hại đối với năng suất, sản lượng lúa vụ Xuân.

Để chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, bảo vệ an toàn sản xuất, xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phân công cán bộ bám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo; kiểm tra tình hình sinh trưởng, xác định thời gian trổ của từng trà lúa, từng cánh đồng, từng vùng sinh thái, từng giống, chú trọng trên các diện tích gieo cấy các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn như: P6, ADI168, Thái Xuyên 111, VNR20, HN6…, các diện tích tích vừa qua nhiễm bệnh đạo ôn lá, các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh; tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả; tuyệt đối không để dịch bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng của lúa và kỹ thuật phòng bệnh đến tận các hộ sản xuất. Phối hợp với các công ty thuỷ nông trên địa bàn điều tiết nước hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông - phơi màu và phát huy hiệu lực của thuốc trừ bệnh trong quá trình phòng trừ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh trên địa bàn về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Môi trường trước 16 giờ hằng ngày), tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giấu dịch.

Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã nào chủ quan, thiếu quyết liệt trong tổ chức, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, để dịch bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, gây thiệt hại đối với sản xuất phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi và các đơn vị liên quan chủ động nắm bắt thông tin, tình hình; thực hiện tốt công tác dự tính dự báo, thông tin kịp thời diễn biến tình hình bệnh, mức độ phát sinh, diện phân bố; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức phòng trừ bệnh kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Báo cáo tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng trừ ở các huyện, thành phố, thị xã về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa kịp thời, hiệu quả.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".