Cơ quan chuyên môn Hà Tĩnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông

(Baohatinh.vn) - Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Lúa xuân đang giai đoạn làm đòng, một số diện tích gieo cấy sớm giai đoạn đòng già. Dự kiến thời điểm trổ bông của các trà lúa như sau: diện tích trổ bông từ 15 - 24/4 khoảng 3.000ha, tập trung tại một số vùng không chủ động thủy lợi thuộc các xã như: Đan Trường, Xuân Hội, Xuân Giang (Nghi Xuân); Hương Giang, Hương Thủy, Phú Gia (Hương Khê); Mai Phụ, Thạch Mỹ (Thạch Hà); Kim Song Trường (Can Lộc); các xã vùng ngoài Đê (Đức Thọ); diện tích trổ bông từ 25/4 - 5/5 khoảng 56.167ha, phân bố trên địa bàn toàn tỉnh.

bqbht_br_img-5128.jpg
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn kiểm tra khu vực lúa bị nhiễm đạo ôn.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, thời tiết từ nay đến đầu tháng 5/2025 khả năng chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh (13 - 17/4, 20 - 23/4, 2 - 5/5), thời điểm chịu tác động của không khí lạnh, thời tiết duy trì hình thái trời nhiều mây, có mưa, sáng sớm và chiều tối có sương mù, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ trung bình 21-240C không thuận lợi cho quá trình trổ bông của lúa, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên lúa, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông.

Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết từ tháng 3 đến nay chịu ảnh hưởng liên tục của các đợt không khí lạnh gây mưa ẩm, ánh sáng yếu tạo điều kiện cho nấm gây bệnh đạo ôn tích lũy trên đồng ruộng và địa bàn Hà Tĩnh được xác định có nhiều chủng nòi nấm bệnh đạo ôn có độc tính cao có thể phát sinh gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa trổ bông nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh.

Để chủ động trong công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đã đưa ra một số giải pháp phòng trừ bệnh.

Trước hết, chủ động thực hiện công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo; rà soát cơ cấu bộ giống gieo cấy trên địa bàn, chú trọng các diện tích gieo cấy các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn như: P6, ADI168, Thái Xuyên 111, VNR20, HN6… và các diện tích tích vừa qua nhiễm bệnh đạo ôn lá, các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh; thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình sinh trưởng, xác định thời gian trổ của từng trà lúa, từng cánh đồng, từng vùng sinh thái, từng giống lúa để tập trung triển khai phòng trừ bệnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bệnh; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tiến độ lúa trổ bông để xác định thời điểm xử lý thuốc trên đồng ruộng; duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ bông và phát huy hiệu lực của thuốc trừ bệnh.

Về kỹ thuật xử lý thuốc, thời điểm phun thuốc lần 1 khi lúa trổ vè (trổ 3 - 5%) và tiến hành phun lại lần 2 sau 5 - 7 ngày bằng một trong các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil; các loại thuốc thương phẩm phổ biến trên địa bàn tỉnh với nồng độ, liều lượng khuyến cáo phun cho 1 sào (500 m2) là: Filia® 525 SE, Kasoto 200SC: pha 30ml thuốc vào 20-25 lít nước; Beam® 75WP, Flash 75WP: pha 15 gam thuốc vào 20-25 lít nước; Kabim 30WP: pha 20 gam thuốc vào 20-25 lít nước; Ninja 35EC, Funhat 40EC: pha 50ml thuốc vào 20-25 lít nước…

Ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để chủ động phòng trừ.

Hiện nay, bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại ở một số chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm, diện tích nhiễm bệnh 750ha, điều kiện thời tiết và cây trồng từ nay đến cuối vụ thuận lợi cho sự phát sinh, phát tán của bệnh. Tập trung giám sát đồng ruộng, chủ động phát hiện và hướng dẫn phun phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện; sử dụng một trong các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Validamycin, Difenoconazole, Hexaconazole; các loại thuốc thương phẩm như: Vida® 5WP, Tilt Super® 300EC, A-V-T vil 5SC…

Rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện cục bộ dạng ổ, rầy chủ yếu tuổi 3, tuổi 4. Dự báo lứa rầy tiếp theo sẽ ra rộ từ thời điểm 20/4 trở đi, cần thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, chú trọng các vùng thấp trũng, vùng hằng năm rầy thường phát sinh gây hại; căn cứ thời điểm rầy nở rộ, mật độ rầy tại từng địa phương để tiến hành phòng trừ đảm bảo hiệu quả, sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Imidacloprid, Clothianidin, Pymetrozine; các loại thuốc thương phẩm như: Chess 50WG, Ba Đăng 300WP, Anvado 100WP…

Chuột gây hại trên diện tích khoảng 600ha. Thời điểm này, chuột bước vào thời kỳ sinh sản và nuôi con; có xu hướng đào hang làm nơi trú ngụ và sinh sản; ưu tiên việc áp dụng biện pháp đào hang diệt chuột.

Với bệnh bạc lá, cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động phun phòng bệnh trên diện tích gieo cấy các giống lúa nhiễm bệnh như: Thái Xuyên 111, TH3-3, Bte1, KDĐB... và những diện tích hằng năm bệnh thường phát sinh gây hại, sử dụng một trong các loại thuốc có nhóm hoạt chất như: Oxytetracycline, Kasugamycin, Ningnanmycin; các loại thuốc thương phẩm như: Kamsu 2SL, Sunshi 21WP, Miksabe 100WP…

Bà con nông dân cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày tạnh ráo để xử lý thuốc, phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để phát huy hiệu lực của thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và hướng dẫn sử dụng trên bao gói.

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".