Tiêu hủy 10 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ UBND xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh), hiện trên địa bàn có 10 con lợn của 2 hộ dân bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, đã được tiêu hủy.

Trước đó, ngày 15/8/2024, tại thôn Văn Bình, xã Tân Lâm Hương xuất hiện hiện tượng 4 con lợn của hộ ông Nguyễn Đình Nam bị ốm với các triệu chứng sốt cao, ủ rủ, bỏ ăn, nôn mửa, vùng da xuất huyết.

Đến ngày 17/8, trên địa bàn thôn tiếp tục xuất hiện thêm 6 con lợn của hộ ông Biện Lợi có cùng triệu chứng trên. Theo thống kê của xã, đến ngày 21/8, có 10 con lợn của 2 hộ trên ốm, chết, buộc tiêu hủy. Hiện nay, trên địa bàn xã chưa có thêm số lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

z5757859963697_b5a6f936926da5ab69bcffdee15a5b74.jpg
Các con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở xã Tân Lâm Hương đã được tiêu hủy.

Ngay khi phát hiện lợn ốm, chết, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã Tân Lâm Hương và chủ hộ có gia súc bị bệnh thực hiện các biện pháp phòng, chống. Theo đó, các đơn vị đã lấy mẫu gửi Chi cục Thú y vùng III để xác định nguyên nhân lợn bị bệnh.

z5757846870735_2db00154c733019316115e7cf8b7dcdf.jpg
Địa phương đã nhanh chóng lập chốt.

Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng III cho thấy, tổng số 10 con lợn của hai hộ dân trên bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ngay khi phát hiện dịch, các ngành cấp huyện, chính quyền xã Tân Lâm Hương và các thôn đã tổ chức tiêu hủy 10 con lợn ốm, chết với trọng lượng tiêu hủy 262 kg; đồng thời, thực hiện việc tiêu độc khử trùng môi trường tại các hộ, thôn có chăn nuôi lợn bằng vôi bột, hóa chất (đã sử dụng 24 lít hóa chất, 700 kg vôi bột).

z5757847086997_fde05f110f01d678b10ad94e3c42416a.jpg
Các chốt được lập để kiểm soát dịch trên địa bàn xã Tân Lâm Hương.

Song song với đó, huyện Thạch Hà và xã Tân Lâm Hương đã thông báo tình hình ốm, chết trên đàn lợn, các biện pháp phòng, chống để Nhân dân biết, chủ động thực hiện; rà soát tổng đàn, tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã, thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày để có các biện pháp chỉ đạo kịp thời. Ngành chuyên môn cấp huyện đã phân công cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Xã Tân Lâm Hương tập trung lực lượng tiến hành các biện pháp phòng chống dịch, trong đó, đã lập các chốt kiểm soát trên các tuyến đường ra vào thôn có dịch và lân cận để phòng ngừa dịch lây lan.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

Không tiếp cận được nguồn nước, bao năm nay, người dân Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chỉ sản xuất được một vụ lúa xuân. Thế nhưng, năm nay, nhiều hộ mừng rơi nước mắt khi có thêm vụ hè thu với nhiều triển vọng.
Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Mô hình sinh kế - “bệ đỡ” cho người nghèo Vũ Quang

Các mô hình sinh kế không chỉ giúp những hộ khó khăn ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) có điều kiện vươn lên trong cuộc sống mà còn giúp các địa phương trên toàn huyện hoàn thiện, củng cố các tiêu chí nông thôn mới.
 “Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

“Thủ phủ” trám ở Hà Tĩnh mất mùa

Nắng nóng gay gắt kéo dài tại thời điểm trám trổ hoa nên tỷ lệ đậu quả không nhiều, năm nay người trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang đối mặt với một mùa thu hoạch kém vui.
Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Vẻ đẹp yên bình ở làng quê nông thôn mới Vũ Quang

Những tuyến đường bê tông rộng rãi, hai bên hàng rào xanh mướt xen lẫn những hàng bưởi đặc sản trĩu quả… là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi tích cực ở thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.