Xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, Lộc Hà gấp rút bảo vệ đàn hơn 10.000 con

(Baohatinh.vn) - Sau khi phát hiện một ổ dịch ở xã Phù Lưu, ngành chuyên môn và các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn lợn trên 10.000 con.

1-808-6140.jpg
Chôn lấp, tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi theo quy trình để tránh lây lan.

Vào ngày 20/10, tại hộ ông Hồ Thế Đ. ở thôn Phù Ích (xã Ích Hậu) có 1 con lợn trọng lượng 40 kg xuất hiện triệu chứng sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn… nên ông Đ. báo với chính quyền địa phương và ngành chuyên môn của huyện Lộc Hà. Sau khi lấy mẫu kiểm tra gửi Chi cục Thú y Vùng III xét nghiệm, đến ngày 21/10, mẫu này đã cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngay sau đó, chính quyền địa phương, cán bộ thú y và hộ chăn nuôi đã tiến hành chôn lấp, tiêu hủy lợn bị bệnh theo quy trình phòng dịch; đồng thời, tiến hành công bố dịch, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, khoanh vùng và rắc vôi bột trên các tuyến đường vào thôn… để ngăn ngừa lây lan ra diện rộng.

2-copy-6073-2700.jpg
Các tuyến đường vào thôn Phù Ích (xã Ích Hậu) đều có biển cảnh báo dịch bệnh và rắc vôi bột để ngăn ngừa dịch bệnh phát tán ra quy mô lớn.

Để bảo vệ đàn đàn lợn hơn 10.000 con khi dịch bệnh xâm nhập địa bàn, chiều ngày 22/10, UBND huyện Lộc Hà đã ban hành Công điện số 06 “Về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm”. Theo đó, UBND huyện yêu cầu ngành NN&PTNT, các phòng ngành có liên quan và các xã, thị trấn phải tập trung vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, đồng bộ, hiệu quả.

Nhiệm vụ trọng tâm là: thông tin, tuyên truyền để người dân nắm được tình hình dịch bệnh và nâng cao ý thức chủ động phòng tránh; rà soát, kiểm tra tổng đàn lợn và hướng dẫn người dân các biện pháp chăn nuôi an toàn, mua giống rõ nguồn gốc, tiêm phòng vắc-xin theo định kỳ, kịp thời báo cáo khi thấy lợn ốm chết không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không được bán hay giết thịt lợn bệnh. Đồng thời, gấp rút phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, nhất là ở những nơi có nguy cơ cao; tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; bố trí kinh phí để mua vật tư (vôi, hóa chất, vắc xin, quần áo bảo hộ…) phục vụ chống dịch.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),