Hà Tĩnh chủ động xả tràn hồ chứa trước dự báo mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Nhằm chủ động ứng phó trước dự báo có mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ được điều tiết xả tràn.

bqbht_br_xa-tran-hochua-nuoc.jpg
Hồ Sông Rác và hồ Đá Hàn sẽ được xả tràn điều tiết nước từ 8h ngày 22/7 để chủ động ứng phó trước dự báo mưa lớn.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh Trần Mạnh Cường cho hay: Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 22 đến ngày 23/7, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 nên trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa khu vực phía Nam của tỉnh phổ biến 50 – 100 mm, phía Bắc từ 100 – 200 mm, có nơi trên 250 mm.

Từ ngày 24 – 25/7, khu vực phía Nam của tỉnh có khả năng tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Để chủ động ứng phó trước dự báo mưa lớn, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, đơn vị tiến hành điều tiết xả tràn hồ Sông Rác và hồ Đá Hàn.

Mực nước hồ Đá Hàn hiện ở cao trình 36,08 m. Hồ được xả tràn từ 8h ngày 22/7 với lưu lượng từ 5 – 70 m3/giây.

Mực nước hồ Sông Rác ở cao trình 21,94 m. Hồ được xả tràn từ 8h ngày 22/7 với lưu lượng từ 5 – 50 m3/giây.

Thời điểm kết thúc xả tràn các hồ sẽ căn cứ vào diễn biến thời tiết và mực nước hồ.

Cũng theo Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, một số hồ chứa nước dung tích nhỏ, có tràn tự do, như: hồ Ma Leng, hồ Đập Hội, hồ Nhà Lào, hồ Khe Dài, hồ Đập Họ, hồ Cơn Trồi…, mực nước đã bằng cao trình ngưỡng tràn và đã chảy qua tràn.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề ỨNG PHÓ MƯA BÃO

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?