Vở diễn bắt đầu với hoạt cảnh người bố đau đớn chôn cất vợ dưới lòng sông
Câu chuyện xoay quanh mảng bè nhỏ nhưng đưa khán giả Hà Tĩnh trải qua nhiều cảm xúc.
Vở diễn Khát vọng được chuyển thể từ truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, do đạo diễn - NSƯT Hoàng Lâm Tùng dàn dựng, với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Trung Anh, một người con quê hương Đức Thọ - Hà Tĩnh và các nghệ sĩ trẻ: Minh Hải, Minh Hương, Lâm Cương, Ngô Thuận, Thế Nguyên... đến từ Nhà hát kịch Việt Nam.
Cả gia đình lênh đênh theo sông nước bởi một lời nguyền nghiệt ngã “tuyệt giao với lũ người trên bờ”.
Hai anh em Sỏi, Giang cùng có ước ao được lên bờ …
Vở diễn là câu chuyện về một gia đình chài lưới với ông bố độc đoán và bảo thủ (do nghệ sỹ Trung Anh thủ vai) khi buộc các con phải tuyệt giao với những người trên bờ từ mối thù thời xa xưa, đẩy họ vào bi kịch.
Những kinh nghiệm cũng như khả năng chiếm lĩnh sân khấu của Trung Anh đã làm người xem hiểu được những đau đớn mà nhân vật phải gánh chịu. Đó là nỗi lòng của người chồng phải để vợ nằm lạnh lẽo dưới đáy sông do “lũ người bạc ác” đã không để cho ông chôn cất vợ trên bờ.
Mải mê theo màu vàng hoa cải bên sông, lần đầu Giang bước lên bờ.
Bữa cơm thường ngày cũng bức bối, ngột ngạt.
Dù tuyệt giao với người trên bờ, nhưng khi thấy người chết trôi sông, với tình người hiện hữu, ông bố đã im lặng một mình đưa cái xác lên bờ, rồi chôn cất cẩn thận mặc cho trước đó, ông đã cấm các con không được làm việc này. Diễn biến câu chuyện đưa khán giả lóe lên những hi vọng khi cô con cái út tên Giang lén lút lên bờ và gặp Thao – chàng trai trẻ hiền lành.
Ước mơ lên bờ của người em gái bị anh cả phản đối kịch liệt.
Đó cũng là mấu chốt khiến lời nguyền của dòng sông được hóa giải. Bắt đầu từ tình yêu của đôi trẻ, với kế hoạch của Thao và quyết tâm từ Giang, mộ mẹ được đưa lên bờ. Trải qua nhiều hoạt cảnh gay gắt, cuối cùng Giang và Thao đã thuyết phục cả gia đình cùng chuyển lên bờ và bước vào xây dựng cuộc sống mới.
Giang quay sang thuyết phục bố để được lên bờ.
Chị Dậu (vợ Cát) khóc thương cho số phận mình và mong muốn Giang có tương lai tốt đẹp.
Diễn biến câu chuyện mang đến hi vọng về tương lai tươi sáng hơn cho Giang khi gặp Thao…
Chỉ với 6 nhân vật chính (người bố, Cát, Dậu, Sỏi, Giang, Thao) bên mảng bè nhỏ, nhưng khán giả Hà Tĩnh đã trải qua đủ các cung bậc cảm xúc từ xót xa, phẫn uất, vui mừng, mong chờ, hi vọng đến hạnh phúc tột cùng.
Đây có thể coi là vở diễn mang nhiều ý nghĩa triết lý và nhân văn, vở diễn thể hiện những khát vọng vươn tới tương lai, vượt qua các rào cản phi lý để đi tìm hạnh phúc của mỗi cá nhân...