Mã độc giả mạo file video đang phát tán mạnh tại Việt Nam qua Facebook Messenger

Một loại mã độc mới đang được phát tán mạnh tại Việt Nam qua Facebook Messenger. Chuyên gia Bkav cho biết, mã độc này nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng, từ đó lợi dụng máy của nạn nhân để đào tiền ảo.

ma doc gia mao file video dang phat tan manh tai viet nam qua facebook messenger

Loại mã độc mới giả mạo file video đang được lây lan mạnh tại Việt Nam qua ứng dụng Facebook Messenger (Ảnh minh họa: VnReview.vn)

Sáng nay, ngày 19/12/2017, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam đã nhận được tin nhắn của bạn bè có chứa file nén zip (có tên dạng “video_” + 4 số ngẫu nhiên) được gửi qua ứng dụng Messenger.

Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc của Bkav xác nhận đây là một loại mã độc được lây qua FaceBook Messenger. Đầu tiên nạn nhân sẽ nhận được một file zip qua chat, sau khi mở file zip này sẽ thấy một file video giả mạo bên trong. Nếu người dùng mở tiếp file giả mạo, máy tính sẽ bị nhiễm mã độc.

“Trường hợp máy tính nạn nhân dùng trình duyệt Google Chrome, mã độc sẽ cài một extension (tiện ích mở rộng - PV) để tiếp tục phát tán file zip qua Facebook Messenger tới danh sách bạn bè của nạn nhân. Mục đích của đợt phát tán mã độc này nhằm chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân, từ đó lợi dụng máy của nạn nhân để đào tiền ảo, khiến cho máy tính có hiện tượng bị chậm (giật, la)”, ông Vũ Ngọc Sơn cho hay.

Để phòng tránh loại mã độc mới này, chuyên gia Bkav khuyến cáo, người dùng cần cảnh giác khi nhận được file gửi qua Facebook Messenger, cần xác nhận lại với người gửi để chắc chắn đó là file được gửi cho mình. Trong trường hợp muốn mở file, tốt nhất người dùng cần mở file trong môi trường cách ly an toàn (Safe Run).

Hiện Bkav đã cập nhật mẫu nhận diện mã độc này với tên là W32.FBCoinMiner.Worm, người dùng có thể tải phần mềm Bkav phiên bản mới nhất để diệt virus. Riêng khách hàng sử dụng phiên bản Bkav Pro có bản quyền sẽ được tự động cập nhật.

Chuyên gia Bkav cũng thông tin thêm, dù cùng được phát tán qua Facebook Messenger, song về bản chất, loại mã độc mới này và mã độc núp bóng video từng lây lan mạnh hồi tháng 7/2017 là 2 loại khác nhau. Virus hồi tháng 7 được phát tán qua một đường link, cụ thể là khi người dùng bấm vào đường link thì mã độc sẽ lừa cài đặt plugin (extension); còn với virus mới xuất hiện lần này, virus được lây luôn vào máy tính người dùng do nó đã gửi trực tiếp file, chỉ cần người dùng mở file là bị nhiễm.

Theo ICTnews

Đọc thêm

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
BlackBerry sắp trở lại

BlackBerry sắp trở lại

Một công ty Trung Quốc muốn hồi sinh mẫu smartphone BlackBerry Classic (Q20) với hệ điều hành Android và trang bị phần cứng hiện đại.
AI có hại cho trẻ em?

AI có hại cho trẻ em?

Trong bối cảnh AI tạo sinh ngày càng dễ tiếp cận, các chuyên gia và phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn về tác động của chatbot AI lên tâm lý trẻ em.
Hồi chuông báo động cho Apple

Hồi chuông báo động cho Apple

Sự kết hợp giữa OpenAI, cha đẻ ChatGPT và bậc thầy thiết kế Jony Ive trong việc tạo ra một thế hệ thiết bị AI mới khiến cách tiếp cận của Apple bị đặt dấu hỏi.
iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

Dựa vào chính sách thuế thay đổi liên tục, xu hướng giá của các đời máy trước, iPhone 17 có thể là chiếc iPhone đắt nhất từ trước đến nay.
Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối tần B2 – B2’ của băng tần 700MHz trong vòng 15 năm tới.