Theo danh sách công bố của Bộ Y tế ngày 2/8/2021, Hà Tĩnh là một trong 21 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước với tỷ lệ 115,54 bé trai/100 bé gái. Tỷ số này cao hơn năm 2020 và cả 2019.
Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và 2,5 triệu nam giới vào năm 2059 nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao như hiện nay.
Hoạt động tập huấn nghiệp vụ, truyền thông, giúp cán bộ, cộng tác viên (CTV) dân số Hà Tĩnh trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, phục vụ hiệu quả cho công việc.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng, tỷ số giới tính khi sinh tăng, số người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chưa đạt như mong muốn khiến công tác dân số ở Hà Tĩnh khó về đích các mục tiêu đề ra.
Với tỷ số giới tính khi sinh còn cao 111,58 bé trai/100 bé gái, Hà Tĩnh vẫn đang trong hành trình nỗ lực để rút ngắn khoảng cách mất cân bằng giới tính khi sinh.
Chỉ số khoảng cách giới tính toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 17/12 chỉ ra rằng, Việt Nam đứng thứ 87 trong 153 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới, tụt 10 bậc so với năm 2018.
Tỷ số giới tính khi sinh cân bằng ở mức 103-105 bé trai/100 bé gái, nhưng ở Hà Tĩnh thời điểm hiện tại là 110,7 bé trai/100 bé gái.Thực trạng này ảnh hưởng đến cấu trúc dân số trong tương lai cũng như đời sống hạnh phúc của mỗi gia đình.
Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu chương trình, thể lệ Cuộc thi sáng tạo video clip “Con gái thật tuyệt” trên mạng năm 2019 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức.
Sáng 9/7, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tổ chức gặp mặt kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7 và biểu dương các cặp vợ chồng, trẻ em gái tiêu biểu.
Ngành dân số dự báo, đến năm 2020, cả nước có khoảng 2,3-4,3 triệu đàn ông Việt có nguy cơ khó lấy được vợ vì tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế).
Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh ở Hà Tĩnh ngày càng tăng và duy trì ở mức cao là đánh giá của những người làm công tác dân số trên địa bàn. Đó cũng là một trong những khó khăn lớn cho quá trình chuyển trọng tâm công tác dân số (từ KHHGĐ sang dân số và phát triển) trong tình hình mới.