“Mặt Trăng thứ 2” của Trái Đất sắp biến mất

Theo NASA, “Mặt Trăng thứ 2” của Trái Đất sẽ có chuyển bay quanh Trái Đất cuối cùng trước khi trôi dạt mãi mãi vào không gian.

Mặt Trăng thứ 2, hay còn được các nhà thiên văn học gọi với cái tên 2020 SO, là một vật thể nhỏ lọt vào giữa quỹ đạo của Trái Đất và Mặt Trăng.

Vật thể này xuất hiện vào tháng 9/2020 và được các nhà khoa học xếp vào danh sách các minimoon. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vật thể nào quanh quay Trái Đất là cũng được hình thành trong vũ trụ.

“Mặt Trăng thứ 2” của Trái Đất sắp biến mất
Sau hàng thập kỷ bay quanh Trái Đất, 2020 SO sẽ biến mất vào ngày 3/3. Ảnh: NASA/Caltech.

Tháng 12/2020, các nhà khoa học của NASA cho biết, 2020 SO hoàn toàn không phải một tảng đá vũ trụ. Thực chất, vật thể này là tàn tích của một động cơ tên lửa đẩy phóng lên không gian từ những năm 1960. Tên lửa này là một trong những thiết bị tham gia sứ mệnh khám phá Mặt Trăng của tổ chức American Surveyor.

Theo EarthSky.org, 2020 SO đã bay sát với Trái Đất vào ngày 1/12, một ngày trước khi NASA xác định đây là tàn tích của một tên lửa đẩy. Trước khi rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và biến mất, 2020 SO sẽ có một vòng bay cuối vào ngày 2/2 sắp tới.

Dự kiến, minimoon 2020 SO sẽ bay quanh Trái Đất ở khoảng cách gần nhất khoảng 220.000 km, tương đương 58% chiều dài tính từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Vật thể này sẽ trôi đi ngay sau đó và rời khỏi quỹ đạo hành tinh của chúng ta vào ngày 3/2.

Để kỉ niệm sự kiện này, Dự án Kính viễn vọng Ảo ở Rome, Italy, sẽ tổ chức một buổi chia tay trực tuyến với 2020 SO.

NASA thông báo vật thể này đã xuất hiện và quay qua Trái Đất trong nhiều thập kỷ. 2020 SO thậm chí đã bay sát với Trái Đất vào năm 1966, năm mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Surveyor 2 cùng tên lửa đẩy Centaur vào không gian.

Đây vốn là một chi tiết giúp các nhà khoa học có được manh mối tin rằng 2020 So do con người tạo ra. NASA cũng đồng thời xác nhận điều đó sau khi so sánh cấu trúc hóa học của vật thể với thành phần hóa học của một tên lửa đẩy khác hoạt động từ năm 1971.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.