Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

(Baohatinh.vn) - Từ nhiều năm nay, lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã trở thành đại lễ trong đời sống văn hóa của Nhân dân Hà Tĩnh, là dịp để mỗi người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các Vua Hùng vì đã có công dựng nước.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Chùa Đại Hùng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng

Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng, thuộc phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh là nơi thờ Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng. Hằng năm, cứ đến dịp Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh cùng các tăng ni, phật tử, người dân tỉnh bạn hò hẹn nhau về đất Tổ dâng hương, thành kính tri ân.

Từ năm 2022, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được nâng lên quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trưng bày, triển lãm... thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2023 diễn ra từ ngày 28 - 29/4/2023 (tức mùng 9 - 10/3 âm lịch). Trong đó, lễ dâng cúng vật phẩm của các địa phương trong toàn thị xã và lễ tế dân gian được tổ chức vào sáng 28/4/2023 (tức mùng 9/3 âm lịch); nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức vào chiều 28/4/2023 (tức mùng 9/3 âm lịch); phần nghi lễ Nhà nước về Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 29/4/2023 (tức mùng 10/3 âm lịch). Không gian chính của lễ giỗ diễn ra tại Khu di tích Đại Hùng.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương được tổ chức gắn với các lễ hội truyền thống của địa phương

Như những năm trước, năm nay, trước thời khắc khai lễ, Nhân dân toàn tỉnh cũng như một số tỉnh bạn đã háo hức chuẩn bị lễ vật để về dâng Quốc Tổ trong ngày đại lễ.

Bà Trần Thị Xuyên (60 tuổi, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) chia sẻ: “Nhiều năm nay, năm nào tôi cũng cùng con cháu về đây dự lễ. Chúng tôi thường có mặt trước từ 2-3 ngày để có thể tham gia các hoạt động và tham quan các địa điểm khác trên địa bàn. Việc đó giúp gia đình tôi hiểu sâu hơn về Ngàn Hống cũng như văn hóa của đất kinh đô xưa, để khắc sâu thêm lòng tự hào dân tộc”.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia (Ảnh tư liệu)

Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, từng bước đưa lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, xứng tầm với quy mô cấp tỉnh, năm nay, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt từ cơ sở vật chất đến tinh thần phục vụ lễ hội.

Nhiều năm nay, anh Võ Tiến Dũng (32 tuổi, ở tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu) đều tham gia nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ tại Lễ Giỗ Quốc Tổ. Anh Dũng chia sẻ: “Tham gia thực hiện lễ tế dân gian cùng nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương, tôi cùng nhiều người dân đã chuẩn bị rất chu đáo, từ trang phục đến thần thái, dáng đi… Giỗ Quốc Tổ là cơ hội để địa phương đón tiếp đông đảo du khách gần xa nên tất cả chúng tôi đều đề cao tinh thần trách nhiệm. Đó không chỉ là nhiệm vụ, là lòng thành kính đối với Quốc Tổ mà còn là hình ảnh về văn hóa, con người Hà Tĩnh đối với du khách thập phương”.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Cán bộ, Nhân dân phường Đậu Liêu gói và nấu cặp bánh chưng nặng khoảng 60kg dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương

Cùng với công tác chuẩn bị phần lễ, phần hội cũng được Ban Tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài giải bóng đá nam thanh niên chào mừng lễ giỗ (diễn ra từ ngày 26/2 - 5/3 âm lịch), TX Hồng Lĩnh còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa khác gồm: các gian hàng giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của thị xã và các huyện, thị, thành trong tỉnh từ ngày 27 - 29/4 (tức từ mùng 8 - 10/3 âm lịch); hội thi “Gói bánh chưng dâng Quốc Tổ” sáng 28/4 (tức mùng 9/3 âm lịch); đêm dạ hội văn nghệ với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước vào tối 28/4 (tức mùng 9/3 âm lịch).

Ông Đặng Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin (UBND thị xã Hồng Lĩnh) cho biết: “Tất cả các hoạt động của Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đều gắn với các lễ hội truyền thống của địa phương và các hoạt động hướng tới lễ giỗ phải an toàn, tiết kiệm, thuần túy tín ngưỡng dân gian, đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước”.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Pano, áp phích tuyên truyền lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2023 tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng.

Ngoài ý nghĩa thực hành tín ngưỡng dân gian, tưởng nhớ công ơn tiền nhân, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương còn là dịp để TX Hồng Lĩnh quảng bá hình ảnh quê hương Ngàn Hống với du khách thập phương. Chính vì thế, thời gian qua, thị xã đã tập trung chỉ đạo khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; đồng hành cùng ban quản lý các di tích trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư tôn tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các di tích; hấp thu các cơ chế hỗ trợ để xây dựng đường giao thông, điện chiếu sáng tại các khu di tích.

Đến nay, một số di tích lịch sử - văn hóa đã được đầu tư tôn tạo, nâng cấp khá hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng dân gian của Nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương. Hệ thống di tích như: Khu di tích Đại Hùng, chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm, chùa Hang, đền Cả... đã tạo nên chuỗi điểm đến tâm linh phục vụ du khách trong dịp về dự Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

Miền thiêng trên đỉnh non Hồng

Phối cảnh quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng

Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống chính là nguồn lực để địa phương xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Từ nay đến năm 2025, thị xã sẽ hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm; huy động các nguồn lực hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp các tuyến đường đến chùa Long Đàm, chùa Thiên Tượng, chùa Hang, Khu di tích Đại Hùng, đền Cả...

Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để cơ bản hoàn thiện việc trùng tu, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Cùng đó là tăng cường kết nối với các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng 2-3 tour du lịch văn hóa tâm linh; thu hút đầu tư các cơ sở lưu trú đạt từ 3 sao trở lên…”.

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.