Về Hà Tĩnh

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Đó chính là cảm xúc rạo rực của rất nhiều người dân Hà Tĩnh khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Trên khắp nẻo quê hương, dư âm của một cái tết yên bình, bền chặt nghĩa đồng bào, ấm áp tình Đảng vẫn còn hiển hiện. Và, nhịp sống mới lại được bắt đầu bằng niềm tin yêu, hy vọng cùng những khát khao mới…

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Nhịp sống bình thường đã trở lại trong cờ hoa rực rỡ phố phường, thôn xóm, trong xôn xao nói cười ngược xuôi phố xá, ruộng nương. Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng đã hiện lên thật rõ nét trong những khởi động đầu tiên ở công sở, nhà máy, trên những công trình, ruộng đồng, bờ bãi, trên biển cả bao la, trong những cuộc chia ly mang theo đầy hoài bão. Và một năm mới lại bắt đầu trong những trao gửi tâm linh thiêng liêng, trong những náo nức cùng lễ hội đầu xuân của quê hương.

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn thăm và chúc tết Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Tư (SN 1924) ở phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Thu Hà

Lòng ta thật ấm áp khi nghĩ về những ân tình trong cuộc sống đơm hoa mỗi dịp tết cổ truyền. Chăm lo tết cho nhân dân, không để người nghèo thiếu thốn ngày tết, tình dân, nghĩa Đảng thêm ấm áp, bền chặt hơn. Trong bộn bề công việc, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành đều dành thời gian để hướng về cơ sở, chia sẻ với người nghèo, các đối tượng chính sách. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân từ thiện đã đem tết đến thật sớm, thật ấm trên khắp nẻo quê hương. Những mảnh đời nghèo khó không nơi nương tựa, những bệnh nhân nghèo, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nơi đảo xa, trên miền biên viễn, đồng bào dân tộc Chứt trên bản xa Rào Tre… đã có một cái tết thật đầm ấm. Mùa xuân, vì thế trở nên thật trìu mến và tha thiết.

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Trẻ em ở Bản Rào Tre (xã Hương Liên - Hương Khê, Hà Tĩnh) đón nhận những tấm lòng nhân ái trong dịp tết Canh Tý 2020. Ảnh: Anh Hoài

Tết Canh Tý năm nay còn diễn ra bình yên hơn khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực trước kỳ nghỉ tết và đi vào cuộc sống. Các vụ tai nạn giao thông, ẩu đả gây thương vong do hành vi uống rượu, bia thiếu chuẩn mực đã giảm hẳn. Văn hóa uống rượu của dân tộc được nhìn nhận lại và kế tục một cách chuẩn mực hơn, đúng giá trị hơn.

Cùng với sự ra quân của các lực lượng vũ trang nhằm đảm bảo một kỳ nghỉ tết an toàn, bình yên, các lực lượng khác như quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã hoạt động hết công suất nhằm đảm bảo cho bà con đón tết an toàn, bình yên…

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Tổ dân phố 1 (phường Bắc Hà - TP Hà Tĩnh) tổ chức mừng thọ cho 19 cụ cao tuổi trên địa bàn.

Ảnh: Kiều Minh

Tết Nguyên đán, dù có thể thêm, có thể bớt bao nhiêu phong tục cũ - mới nhưng truyền thống kính trọng người già vẫn được các địa phương duy trì thông qua hoạt động mừng thọ đầu năm. Không gì ấm áp và vui tươi hơn hình ảnh cháu con quây quần bên ông bà, cha mẹ trong lễ mừng thọ được tổ chức trang trọng ở nhà văn hóa của thôn, tổ dân phố. Trong nghi lễ đầu xuân ấy, niềm hạnh phúc được sum vầy, được hiếu kính với ông bà, cha mẹ của các thế hệ cháu con như một khúc ca đầm ấm, chan hòa, cứ vỗ nhịp vào mùa xuân đất trời.

Xuân Canh Tý là một mùa xuân đặc biệt khi được ghi lên đó dấu mốc 90 năm tuổi Đảng. Tất cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đầu xuân ở các địa phương đều hướng về kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng. Tất cả như đều muốn khắc lên dấu mốc quan trọng ấy một niềm tin yêu bền chặt, tâm thế cống hiến mới cho Đảng và cho Tổ quốc. Trong xôn xao, rạo rực đón chào mùa xuân 90 của Đảng, những chuyến hành hương về các địa chỉ đỏ của các đoàn thể, tổ chức, gia đình như cũng trở nên thiêng liêng hơn, mang nhiều ý nghĩa hơn…

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Hội cờ xuân tại xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên). Ảnh: Hương Thành

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Lễ hội đua thuyền truyền thống Trung Lương (Hồng Lĩnh). Ảnh: Giang Nam

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Từ sau khoảnh khắc giao thừa, người dân Hà Tĩnh lại náo nức đi lễ chùa, du xuân, tạo thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong những ngày đầu năm mới. Ảnh: Đình Nhất

Khi sắc xuân còn tươi, khí xuân còn nồng, người người, nhà nhà cũng rộn rã đón đợi những hội hè, đình đám, hòa mình vào những lễ hội mùa xuân. Những truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ mẫu, thờ Phật, thờ thần, thờ thành hoàng làng, danh nhân được người dân kế thừa và phát huy giá trị trong đời sống hiện đại.

Sự tiến bộ trong nhận thức của nhân dân, sự sáng tạo, cải tiến trong hoạt động quản lý di tích, tổ chức lễ hội của các địa phương đã khiến lễ hội mùa xuân ở Hà Tĩnh ngày càng hấp dẫn. Những nghi lễ ở các địa chỉ tâm linh như đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, đền ông Hoàng Mười, chùa Hương Tích, chùa Đại Hùng, chùa Chân Tiên, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… đều đã được người dân chung tay chuẩn bị và thực hành một cách thành kính, thiêng liêng. Những ngày đầu xuân, Hà Tĩnh đã đón hàng nghìn lượt du khách khắp mọi miền đất nước và nước ngoài đến tham gia các nghi lễ truyền thống ở các đền, chùa trong tỉnh.

Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”

Sau những ngày vui xuân đón tết, ngư dân Hà Tĩnh lại chuẩn bị ngư lưới cụ, nhu yếu phẩm sẵn sàng cho chuyến ra khơi. Ảnh: Hữu Trung

Trong nô nức lễ hội ngày xuân, tiếng máy đã vang rền trên các công trường, nhà máy, những con thuyền đã nhổ neo ra khơi, ruộng đồng, nương bãi đã lên xanh, những công sở đã vào nề nếp và khởi động những kế hoạch, mục tiêu mới… Dư âm về những ngày tết yên bình, ấm áp nghĩa tình, thấm đượm văn hóa dân tộc sẽ là động lực để đất và người Hà Tĩnh cùng thắp lên những khát vọng mới, cùng vẽ nên bức tranh mới, tươi vui và sung túc hơn…

Ảnh: PV . CTV - video: Lê Tuấn - Anh Tấn

Thiết kế: Huy tùng

Chủ đề MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.