Các nhà máy thủy điện trên địa bàn Hà Tĩnh đang chủ động công tác vận hành, kết hợp sản xuất với đảm bảo an toàn vùng hạ du, nhất là trong mùa mưa bão.
Gần 4.100 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 200 lồng, bè tại Hà Tĩnh đang được người dân triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Cùng với việc tuân thủ các chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền các cấp, người dân cần lưu ý một số kỹ năng an toàn trong mùa bão nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
Gần đây, mưa bão liên tục trút xuống nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam; các chuyên gia nhận định đây là biểu hiện rõ nhất cho trạng thái ENSO khi hiện tượng El Nino chuyển sang La Nina.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu TX Kỳ Anh chủ động về lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tăng cường các giải pháp kỹ thuật đảm bảo cấp điện ổn định và giảm thiểu tối đa thiệt hại trong mùa mưa bão đang tới gần.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đề nghị ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển... chủ động ứng phó với bão SAOLA.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 13 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, cách Sán Đầu (Trung Quốc) khoảng 370km về phía Nam Đông Nam.
Ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp hoàn lưu bão số 6 sẽ khiến vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, có thời điểm kèm dông, lốc, gây nguy hiểm cho hoạt động lưu thông hàng hải và đánh bắt trên biển.
Trước dự báo bão số 6 sẽ gây sóng to, gió lớn trên biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các đơn vị, địa phương ven biển chủ động phương án ứng phó, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho người dân.
7 người thiệt mạng, 2 người khác còn sống và đã được giải cứu sau khi bị mắc kẹt trong tầng hầm để xe của một tòa chung cư ngập nước ở thành phố Pohang, Hàn Quốc sau khi siêu bão Hinnamnor đổ bộ nước này sáng 6/9.
Ông Trần Đức Bá – Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh thông tin, mùa mưa bão tại Hà Tĩnh năm nay khả năng đến sớm và kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu TX Kỳ Anh cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn.
Lào bước sang mùa mưa ngay sau tết Bunpimay, nhưng phải đến giữa tháng 6/2022 thì tình hình mưa lũ mới chuyển biến rõ rệt. Cơ quan chức năng đã phát đi các cảnh báo về nguy cơ xảy ra thiên tai liên tục, gây sạt lở các tuyến giao thông quan trọng, huyết mạch.
Sau khi thi công xong giai đoạn 1, do thiếu vốn nên công trình đê biển hơn 370 tỷ đồng ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) dang dở, khiến hàng trăm hộ dân sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu mỗi mùa mưa bão đến.
Theo cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 9 có cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, xảy ra vào cuối mùa mưa bão và chịu tương tác nhiều yếu tố nên diễn biến rất phức tạp nên các địa phương ven biển, trong đó có Hà Tĩnh tuyệt đối không được chủ quan.
Do ảnh hưởng của bão số 8 kết hợp với không khí lạnh, thời tiết Hà Tĩnh diễn biến rất phức tạp. Với dự báo có thêm các đợt mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ, lũ ống, sạt lở đất, đe dọa tới tài sản, tính mạng Nhân dân.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành cắt tỉa 2.149 cây xanh, nạo vét trên 4.400 m3 bùn đất từ các hệ thống cống tiêu thoát trên địa bàn để chủ động ứng phó với diễn biến mưa bão phức tạp...
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh, hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới nối với cơn bão số 5 có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ có xu hướng nâng trục chậm dần lên phía Bắc.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tàu thuyền đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã kêu gọi 355 tàu, thuyền các loại vào nơi tránh trú an toàn.
Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đã vận hành tiêu thoát nước trên toàn hệ thống, đưa mực nước về thấp nhất để bảo vệ lúa hè thu và vùng hạ lưu.
Đến đầu giờ sáng nay (10/9), Hà Tĩnh đã thu hoạch 85% diện tích lúa hè thu. Số diện tích còn lại đang được các địa phương gấp rút thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Để chạy đua với thời gian khi mùa mưa bão đang đến gần, các đơn vị nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão và cũng là địa phương có khá nhiều đập, hồ chứa thủy điện lớn nhỏ. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện phải được đặc biệt chú trọng.
Mưa bão đã gây sự cố trên lưới điện ở Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh), buộc điện lực các địa phương phải tiến hành cắt điện trên 43.000 khách hàng để đảm bảo an toàn.