Được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên) là một trong những công trình sâu nhất thế giới, với độ sâu trung bình khoảng 110 m.
Với độ sâu như vậy, ngoài chức năng giao thông vận tải, nơi này còn có thể trở thành một hầm trú ẩn hạt nhân phòng khi xảy ra chiến tranh.
Người dân chờ tàu ở sân ga.
Hành khách Triều Tiên đi lại bằng tàu điện ngầm thường giữ im lặng, lên xuống trật tự và có tổ chức. Radio trên các khoang thường phát ra những ca khúc cách mạng.
Phải mất tới 4 phút di chuyển bằng thang cuốn thì hành khách mới có thể xuống đến sân ga hoặc lên tới mặt đất.
Công trình này được xây dựng dưới thời nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Một nhân viên kéo cửa khi đoàn tàu chuẩn bị khởi hành rời khỏi sân ga.
Đối với người dân Triều Tiên, tàu điện ngầm là một phương tiện giao thông quan trọng vì giá rẻ, bên cạnh đó, rất ít người có xe máy hay ô tô riêng.
Một người phụ nữ đứng đọc báo trên bảng tin đặt tại ga tàu điện ngầm.
Bên trong khoang hành khách của tàu điện ngầm ở Triều Tiên.
Nữ nhân viên giơ biển báo hiệu khi tàu chuẩn bị rời ga.
Mạng lưới tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng gồm có 2 đường chạy và 16 trạm.
Triều Tiên hiện sử dụng hai mẫu tàu điện ngầm chính, trong đó, mẫu cũ hơn được mua lại của Đức từ năm 1999.
Quốc gia Đông Á cũng vừa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh đạo lập quốc Kim Nhật Thành hôm 15/4. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang rất căng thẳng.
Có khoảng 200 nhà báo quốc tế đến từ các hãng thông tấn, hãng tin lớn đã đến Bình Nhưỡng để đưa tin về sự kiện trên.