Mỹ điều tiêm kích “Chim ăn thịt” tới căn cứ gần lãnh thổ Nga

Quân đội Mỹ đã điều động tiêm kích F-22 tới Estonia để bảo vệ không phận vùng Baltic cùng các quốc gia đồng minh NATO

Mỹ điều tiêm kích “Chim ăn thịt” tới căn cứ gần lãnh thổ Nga

Tiêm kích F-22 trong biên chế Không quân Mỹ (Ảnh: Wikipedia).

Trang Defence Blog hôm 9/5 đưa tin, Không quân Mỹ đã điều động các máy bay chiến đấu hiện đại F-22 tới căn cứ không quân Amari tại Estonia, quốc gia láng giềng với Nga, cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn không phận vùng Baltic. Đây là một phần trong chiến dịch “Tấm khiên bầu trời” mà NATO tiến hành tại khu vực Biển Baltic, sườn phía Đông của liên minh quân sự này.

Bên cạnh các máy bay chiến đấu của Mỹ, không phận vùng Baltic cũng sẽ được bảo vệ bởi các tiêm kích Typhoon của Anh cùng F-16 của Bồ Đào Nha trong thời gian này. Ngoài ra, các tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS của Tây Ban Nha cũng đã được di chuyển tới Latvia cho nhiệm vụ tương tự.

Trước đó, trang Avia-pro hôm 4/5 đưa tin, Mỹ đã bắt đầu kế hoạch điều động 19 máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker, KC-10 Extender và KC-46 Pegasus tới căn cứ Powidz ở Ba Lan, quốc gia láng giềng của Nga. Toàn bộ số máy bay này sẽ được chuyển từ các căn cứ của Mỹ trong khu vực tới Ba Lan trong một vài tháng tới.

Đây được xem là động thái nhằm tăng cường hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Âu, qua đó kiềm chế ảnh hưởng từ Nga và chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.

Về F-22 Raptor (“Chim ăn thịt”), tiêm kích này chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005 và tham chiến lần đầu trong nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS vào năm 2015. F-22 là một cấu phần quan trọng tạo sức mạnh của lực lượng không quân chiến thuật Mỹ nhờ kết hợp giữa khả năng tàng hình, độ cơ động cao, tích hợp nhiều thiết bị điện tử tinh vi cùng hệ thống vũ khí đầy uy lực.

Tiêm kích này dài 18,9m, cao 5,10m, có sải cánh 13,6m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn; sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ (chỉ vào khoảng 0,0001m2). F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h), có độ bền cơ học khá cao. Ngoài EF-2000 của Châu Âu, chưa có loại máy bay nào khác làm được điều này kể cả F-35 và Su-57.

Để tấn công mặt đất, F-22 mang theo bom thông minh và tên lửa đối đất. Với nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo 4 thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9. Radar và các cảm biến được nâng cấp giúp F-22 có được những thông tin giá trị về mục tiêu và chia sẻ với các chiến đấu cơ khác như F-15 hay F-16. Không quân Mỹ từng tự tin rằng một chiếc F-22 đủ sức loại khỏi vòng chiến đấu tới 10 chiếc Su-30 trong không chiến.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.