Theo các điều khoản được ký kết, hợp đồng nâng cấp bao gồm tất cả các hoạt động về kỹ thuật công nghệ và lập trình theo từng giai đoạn cập nhật, thực hiện những công việc cần thiết trong thiết kế, phát triển, tích hợp các hệ thống thứ cấp.
Nhà sản xuất còn phải thử nghiệm và kiểm tra xác minh những thay đổi trong các bộ phận, các hệ thống thứ cấp của thiết bị điện tử căn bản của JASSM nâng cấp, các thiết bị bảo đảm hoạt động của phần cứng, phần mềm và phần mềm đảm bảo khả năng tác chiến cao nhất.
Tên lửa JASSM. |
Hợp đồng nâng cấp sẽ hoàn thành trước khi kết thúc tháng 8/2023. Phiên bản nâng cấp sâu JASSM có tầm bắn khoảng 1.600 km và chỉ khai hỏa được trên máy bay ném bom mang tên lửa và chiến đấu cơ hạng nặng.
Dù nhiều tính năng của bản nâng cấp của JASSM không được tiết lộ nhưng theo nguồn tin của Defence-blog, mục đích chính của gói nâng cấp sâu lần này nhằm tăng cường độ tin cậy cho JASSM khi thực hiện nhiệm vụ tấn công hệ thống phòng không đối phương, kể cả S-400 do Nga sản xuất.
"Nếu thực sự gói nâng cấp JASSM lần này Mỹ tập trung vào khả năng đối phó với S-400 thì những hệ thống phòng thủ tối tân do Nga sản xuất có rất ít cơ hội để đối phó", chuyên gia quân sự Mỹ, Jim Gomez nói.
Theo vị chuyên gia này, JASSM hiện là tên lửa hành trình được tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay. Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình, cho phép xâm nhập các khu vực có mạng lưới phòng không dày đặc.
Với tầm bắn tiêu chuẩn 370 km ở phiên bản tiêu chuẩn, tên lửa vượt xa khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không S-300 và hoàn toàn đủ sức khiến S-400 sản xuất bị bất ngờ. Ở phiên bản nâng cấp, tầm bắn của tên lửa mở rộng tới 1.600 km, vượt phạm vi đánh chặn của tổ hợp S-400 (tối đa 400 km).
Điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không S-400 sẽ rơi vào tình trạng thụ động, không thể đánh chặn các oanh tạc cơ trước khi chúng phóng tên lửa.
Ngay trước khi quyết định thực hiện gói nâng cấp dành cho JASSM, Không quân Mỹ cùng Israel cũng đã tổ chức cuộc diễn tập tìm cách vô hiệu đòn đánh chặn của hệ thống S-400. Cùng với đó, lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn tại Syria cũng tuyên bố dùng M142 HIMARS phá hủy S-400 ngay từ khi nó chưa khai hỏa.
Điều đặc biệt là tất cả những động thái trên đều diễn ra sau khi những hệ thống S-400 đầu tiên đã được Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, không chỉ S-400 của Nga mà cả hệ thống S-400 trong lực lượng phòng thủ của Ankara cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công của Mỹ.