Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Năm 2017, yêu cầu các bộ, ban, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm buôn bán người, tội phạm môi trường, tội phạm ma túy và tội phạm kinh tế.
Năm 2016, toàn quốc xảy ra 54.511 vụ phạm tội hình sự (giảm 4,4% so với năm 2015). Nổi lên là hoạt động của tội phạm có tổ chức có dấu hiệu phức tạp trở lại trên nhiều địa bàn (chủ yếu hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, siết, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, tranh dành địa bàn hoạt động…).
Lực lượng công an đã điều tra, khám phá 42.558 vụ phạm pháp hình sự, bắt, xử lý 80.210 đối tượng, đạt tỷ lệ 78,07%, triệt phá 1.997 băng, ổ nhóm tội phạm; truy bắt, vận động đầu thú và thanh loại 6.278 đối tượng truy nã. Phát hiện 16.823 vụ phạm tội về kinh tế (tăng 5,56%), 244 vụ tham nhũng (giảm 9,24%); đấu tranh triệt phá 18.742 vụ, 28.970 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 513,58 kg heroin, 859,12kg và 383.373 viên ma túy tổng hợp.
Viện kiểm sát các cấp thực hiện quyền công tố, kiểm sát điều tra 92.980 vụ/137.108 bị can. Toàn ngành TAND, TAQS các cấp đã thụ lý 64.634 vụ, với 111.038 bị cáo...
Điểm cầu Hà Tĩnh
Về kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người, năm 2016, toàn quốc xảy ra 383 vụ với 523 đối tượng, lừa bán 1.128 nạn nhân. So với năm 2015 giảm 6% số vụ (407/383), tuy nhiên lại tăng 12,8% số nạn nhân (1000/1.128) và có khoảng gần 200.000 xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia làm ăn trái phép; tình trạng lừa bán trẻ em sang Trung Quốc diễn biến phức tạp. VKS các cấp truy tố 148 vụ/277 bị can về tội mua bán người và mua bán trẻ em. TAND các cấp đã thụ lý 160 vụ, 299 bị cáo mua bán người.
Hội nghị cũng đề ra chương trình hoạt động của Ban chỉ đạo 138/CP về công tác phòng chống tội phạm và buôn bán người trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Theo đó, trong công tác phòng chống tội phạm và mua bán người, tập trung 12 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị trong việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm. Để chủ động phòng ngừa, đối phó với các loại tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền cần xác định việc quán triệt công tác phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài và cần huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, toàn dân tham gia.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cấp, ngành và người dân; triển khai kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ để chủ động nắm chắc tình hình hoạt động của các loại tội phạm. Tăng cường hơn nữa công tác nắm bắt, dự báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm từ đó có biện pháp chủ động đối phó và xử lý đạt hiệu quả cao.
Đối với công tác phòng chống tội phạm ma túy, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm kịp thời trao đổi thông tin, điều tra bắt giữ, chuyển giao tội phạm; huy động và khơi dậy tinh thần quần chúng nhân dân bảo vệ ANTQ.
Tại Hà Tĩnh, năm 2016 toàn tỉnh xẩy ra 1.083 vụ phạm tội các loại nhưng không để xẩy ra tội phạm mua bán người qua biên giới. Trong năm, cơ quan chức năng đã gọi hỏi, răn đe giáo dục 2.176 lượt đối tượng hình sự,; giải quyết dứt điểm 1.619 vụ việc hình sự nhỏ tại cơ sở; lập hồ sơ đề nghị biện pháp giáo dục tại địa phương 187 đối tượng; bắt và vận động đầu thú 97 đối tượng truy nã. Lực lượng công an toàn tỉnh đã điều tra khám phá 432 vụ, 600 đối tượng phạm tội về trật tự xã hội, trong đó trong đó trọng án 18/19 vụ, triệt phá 85 ổ nhóm, 253 đối tượng cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, gây thương tích… thu hồi tài sản trị giá hơn 5 tỷ đồng; khởi tố 528 vụ, 977 bị can. |