NASA mở mẫu vật Mặt Trăng sau 50 năm

Các nhà khoa học NASA đã mở mẫu vật lấy ở vùng tối Mặt Trăng 50 năm sau khi phi hành gia thu thập đất đá và niêm phong trước lúc mang về Trái Đất.

NASA mở mẫu vật Mặt Trăng sau 50 năm

Hình ảnh cận cảnh của mẫu vật 73001 lấy ra từ ống chứa lần đầu tiên sau 50 năm. Ảnh: NASA

Mẫu vật quý giá từ tàu Apollo 17 là một trong những mẫu đất đá Mặt Trăng nguyên vẹn cuối cùng. Các nhà khoa học NASA mở niêm phong mẫu vật theo quy trình chậm rãi vào hôm 21/3 và 22/3. Động thái này diễn ra trước chuyến bay không người lái đầu tiên của NASA trong chương trình Artemis 1 nhằm đưa con người quay trở lại Mặt Trăng. Theo lịch trình, nhiệm vụ Artemis 1 sẽ phóng sớm nhất vào tháng 5.

Trước khoảnh khắc trọng đại đó, phó quản lý mẫu vật Apollo Juliane Gross đã thực hiện nhiều lần diễn tập quá trình khó khăn với mẫu đá giá ở Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston, nơi lưu trữ mẫu vật Mặt Trăng. Mẫu vật thật được đặt bên trong một ống đặc biệt ở buồng chân không vào năm 1972, đòi hỏi Gross phải dùng dụng cụ chuyên dụng để mở.

Cuối cùng, mẫu vật do phi hành gia Eugene Cernan và Harrison Schmitt thu thập tại thung lũng ở vùng tối Mare Serenitatis đã sẵn sàng để phân tích. Các nhà khoa học hy vọng mẫu vật này sẽ giúp chuẩn bị cho chương trình Artemis. Mục tiêu của chương trình là đưa phi hành gia hạ cánh trên Mặt Trăng vào cuối thập niên 2020.

Mẫu vật lõi đất đá số 73001 trong nhiệm vụ Apollo 17 được lưu giữ theo Chương trình phân tích mẫu vật thế hệ mới Apollo của NASA. Vào thập niên 1970, NASA nhận thấy công nghệ tương lai có thể hé lộ thông tin mới về Mặt Trăng, vì vậy cơ quan này bảo quản một phần mẫu đất đá để các nhà khoa học phân tích sau này. Mẫu vật 73001 là nửa dưới của một mẫu vật lõi. Nửa trên có số hiệu 73002 được mang về Trái Đất trong một hộp chứa bình thường không có niêm phong và mở ra vào năm 2019, kỷ niệm 50 năm tàu Apollo 11 hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969.

Các nhiệm vụ Artemis tập trung vào cực nam Mặt Trăng, nơi băng gần bề mặt dường như đặc biệt dồi dào. Những nhà thám hiểm tương lai hy vọng có thể sử dụng số băng này để đáp ứng nhu cầu về nước và oxy trên Mặt Trăng.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.