NASA thông báo thành công trong thử nghiệm cứu Trái Đất

NASA ngày 11/10 cho biết họ đã thành công làm chệch hướng một tiểu hành tinh trong thử nghiệm ngăn chặn một vật thể vũ trụ lao vào Trái Đất.

NASA cho biết họ đã thành công làm chệch hướng một tiểu hành tinh trong sứ mệnh DART. Ảnh: NASA

Giám đốc NASA Bill Nelson cho biết tàu vũ trụ trong sứ mệnh Thử nghiệm Chuyển hướng hai Tiểu hành tinh (DART) đã được cho va chạm vào Dimorphos, “Mặt Trăng” của tiểu hành tinh Didymos, cách Trái Đất gần 11 triệu km, vào ngày 26/9. Vụ va chạm đã thành công chuyển hướng Dimorphos vào một quỹ đạo nhỏ hơn, nhanh hơn xung quanh Didymos.

“DART đã rút ngắn quỹ đạo 11 giờ 55 phút xuống còn 11 giờ 23 phút. Việc tăng tốc chu kỳ quỹ đạo của Dimorphos lên 32 phút vượt quá dự kiến ​​của NASA là 10 phút”, ông Nelson nói, AFP đưa tin.

“Chúng tôi đã cho thế giới thấy NASA rất nghiêm túc với tư cách là người bảo vệ hành tinh này”, ông cho biết thêm.

Lori Glaze, Giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh tại NASA, cho biết: “Lần đầu tiên nhân loại có thể thay đổi quỹ đạo của một hành tinh".

“Khi có dữ liệu mới mỗi ngày, các nhà thiên văn học sẽ có thể đánh giá tốt hơn việc liệu một sứ mệnh như DART có thể được ứng dụng trong tương lai như thế nào để giúp bảo vệ Trái Đất khỏi va chạm với một tiểu hành tinh được phát hiện đang lao đến", ông nói, CNN đưa tin.

Tàu vũ trụ trong sứ mệnh DART, có kích thước bằng một chiếc tủ lạnh đã bay với vận tốc 23.500 km/h trước khi lao vào Dimorphos.

Cặp tiểu hành tinh này không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, chúng được xem là cặp đôi lý tưởng cho thử nghiệm chuyển hướng hành tinh của NASA, nhằm tạo ra phương án bảo vệ Trái Đất trong trường hợp thực sự có một vật thể không gian lao đến.

Tác động động học lên vật thể vũ trụ nhằm làm chệch hướng của nó chỉ là một cách để bảo vệ hành tinh, nhưng hiện là phương pháp duy nhất có thể thực hiện được với công nghệ hiện tại.

Nếu một vật thể đang lao tới được phát hiện sớm, một con tàu vũ trụ có thể được gửi đến bay cùng vật thể này trong thời gian đủ lâu để chuyển hướng đường đi của nó bằng cách sử dụng lực hút của con tàu, tạo ra cái gọi là máy kéo trọng lực.

Một lựa chọn khác là phóng chất nổ hạt nhân để chuyển hướng hoặc phá hủy một tiểu hành tinh. NASA tin rằng cách tốt nhất để triển khai những vũ khí như vậy là ở khoảng cách xa, để truyền lực làm chệch hướng tiểu hành tinh mà không khiến nó nổ thành những mảnh vụn, điều có thể tiếp tục gây hại cho Trái Đất.

Rất ít trong số hàng tỷ tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ Mặt Trời ta được coi là có khả năng gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta. Các nhà khoa học dự tính sẽ không có mối đe dọa nào như vậy trong vòng 100 năm tới.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.