Nền kinh tế lớn nhất thế giới đến tiến gần đến bờ vực suy thoái

Sau đà khởi sắc ngắn ngủi trong vài năm đầu nhiệm kỳ, sự phục hồi trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ đã bắt đầu “sụp đổ” dưới thời Tổng thống Donald Trump , bất chấp những cam kết chắc chắn của ông.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đến tiến gần đến bờ vực suy thoái

Xe ôtô của các hãng trưng bày ở Yucca Valley, California của Mỹ. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Nhiều nhà máy chế tạo ôtô và nhà máy thép đã phải đóng cửa, trong khi nhiều doanh nghiệp thông báo sa thải nhân công hoặc cho lao động nghỉ phép. Sản lượng công nghiệp đang trong tình trạng báo động.

Viễn cảnh kết thúc năm 2019 khá u ám, làm dấy lên quan ngại rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chậm lại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và châu Âu, cùng các loại thuế đánh lên lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của nhau có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới đến bờ vực suy thoái.

Trong tháng Chín vừa qua, khi hoạt động kiến tạo việc làm chậm lại, các chỉ số chủ chốt đều giảm sút, niềm tin người tiêu dùng suy yếu …, Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho Đảng Dân chủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), hay bất cứ tổ chức nào ngoại trừ chính sách thương mại của ông, đồng thời chỉ trích truyền thông “lặp đi lặp lại điệp khúc suy thoái kinh tế."

Tại cuộc họp báo ngày 25/9 vừa qua, Tổng thống Trump khẳng định: “Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo đã tăng đáng kể. Nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng khỏe mạnh nhất từ trước đến nay.”

Trên thực tế, thước đo đánh giá thực trạng các nhà máy của Mỹ, chỉ số PMI của Viện Quản lý Nguồn cung, đã lần đầu tiên sụt giảm trong tháng Tám vừa qua sau 3 năm. Và một tuần sau phát biểu trên của ông Trump, chỉ số này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Theo số liệu của Bộ Lao động, tính đến tháng Tám vừa qua, số lượng nhân công làm việc tại các nhà máy ở khu vực Wisconsin, Pennsylvania, North Carolina và Michigan đã ít hơn so với cùng kỳ năm 2018.

Tại hạt Oceana của bang Michigan, nơi ủng hộ Tổng thống Trump trong đợt bầu cử năm 2016, một xưởng đúc thép do nhà sản xuất tàu hỏa Wabtec điều hành hồi tháng trước đã thông báo sẽ đóng cửa xưởng này vào cuối năm nay, đồng thời sa thải hơn 60 nhân công do “tình hình kinh doanh giảm sút.”

Đầu mùa Hè này, nhà máy thép NLMK USA cũng đã cho nghỉ việc gần 100 nhân viên tại hạt Mercer, Pennsylvania, do chính sách thuế của Tổng thống Trump đối với thép nhập khẩu.

Hầu hết giới quan sát đều tỏ ra lo ngại cho Tổng thống Trump khi ông chuẩn bị bước vào cuộc đua nhiệm kỳ hai, dự kiến diễn ra vào năm 2020./.

Theo Minh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.