Nghi Xuân bát cảnh

(Baohatinh.vn) - Trong xứ sở núi Hồng - sông Lam ‘địa linh nhân kiệt”, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là một miền quê có nhiều tiềm năng, lợi thế riêng mà không phải vùng đất nào cũng có được.

Phía Bắc huyện là dòng sông Lam xanh trong, thơ mộng; phía Nam và Tây Nam là dãy núi Hồng Lĩnh huyền thoại, điệp trùng 99 ngọn; phía Đông là biển cả với nhiều hải sản quý hiếm, có đảo Mắt và đảo Ngư từng đi vào sử sách, thi ca.

nghi xuan bat canh

Một góc huyện Nghi Xuân nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Vinh

Cư ngụ trên một thế đất quý, Nghi Xuân tự hào có 8 cảnh đẹp nổi tiếng (Nghi Xuân bát cảnh): Hồng Sơn liệt chướng (Núi Hồng dựng thành), Đan Nhai quy phàm (Buồm về Cửa Hội), Song ngư hý thủy (Đôi cá giỡn nước), Cô độc lâm lưu (Nghé lẻ lội rào), Giang Đình cổ độ (Bến cũ Giang Đình), Quần Mộc bình sa (Bãi cát bằng Quần Mộc), Uyên Trừng danh tự (Chùa đẹp Uyên Trừng), Hoa Phẩm thắng triền (Chợ đẹp Hoa Phẩm).

Dân Nghi Xuân thời nào cũng có những người tài cao, chí lớn, hiển đạt khoa hoạn, làm nên sự nghiệp lẫy lừng. Tính từ người khai khoa đầu tiên của đất học Nghi Xuân là Hoàng giáp Phạm Ngữ, người làng Phan Xá, thi đậu năm Quý Mùi (1463) thời Lê sơ đến khoa thi chữ Hán cuối cùng của nhà Nguyễn (1919), Nghi Xuân đã có 22 tiến sĩ (trong đó có 1 bảng nhãn, 1 thám hoa, 5 hoàng giáp), 14 đồng tiến sĩ và 1 phó bảng.

Ngày nay, trong thời đại mới, sự học càng được coi trọng, truyền thống hiếu học càng được phát huy, mạch nguồn khoa bảng của Nghi Xuân vẫn dồi dào tuôn chảy. Những năm gần đây, mỗi năm, Nghi Xuân có đến trên dưới 600 em đậu đại học. Mảnh đất này vẫn tiếp tục sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều nhân tài cho đất nước như GS Sử học Hà Văn Tấn, NSND Đào Mộng Long, NSND Lê Đóa, nhà toán học Lê Hải Châu, chính khách Đậu Ngọc Xuân, Thầy thuốc nhân dân – GSTS Hà Văn Mạo…

nghi xuan bat canh

Khu di tích Nguyễn Du. Ảnh: QK

Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, cho thấy, trải qua hàng ngàn năm sinh tồn và phát triển của con người, vùng đất Nghi Xuân có một bề dày trầm tích văn hóa đáng nể. Những di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện như bãi Phôi Phối (Xuân Viên) có niên đại cách đây 5.000 năm với rất nhiều công cụ thuộc thời kỳ hậu đồ đá mới được chế tác rất tinh xảo; tại di chỉ khu vực đền Huyện (Xuân Giang), người ta đã tìm thấy hàng trăm mẫu vật gốm, sứ, sành, gạch nung từ thời Trần đến thời Nguyễn; tại các bãi mộ cổ ở Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Hải, tìm thấy những dấu tích của người Mường trên các di vật bằng sành, gốm. Với hơn 100 di tích văn hóa - lịch sử còn lại đã được xếp hạng (trong đó có đến 6 di tích cấp quốc gia, 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt) cũng đủ để minh chứng rằng, đây là một một vùng đất tiềm tàng nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Hiện nay, nhiều dự án đầu tư về văn hóa, du lịch, thể thao đang được triển khai có hiệu quả. Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền; từ đường và lăng mộ Nguyễn Công Trứ, đình Hội Thống, đình Nguyễn Xí… đã được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp, tôn tạo lại khang trang, đẹp đẽ. Các di tích khác như đền Củi, đền Huyện, cấp ủy và chính quyền huyện đã có chủ trương xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ mọi nguồn lực. Bãi biển Xuân Thành tuyệt đẹp đang trở thành tiêu điểm thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư. Một dự án lớn bao gồm sân golf, trường đua chó, hệ thống

resort, du thuyền Giang Đình cổ độ và các điểm dịch vụ, vui chơi, giải trí khác có giá trị hàng trăm tỷ đồng đã và đang được hoàn thành để đưa vào sử dụng, khai thác. Mảng văn hóa phi vật thể của Nghi Xuân như chèo Kiều, ca trù Cổ Đạm, hát bội, diễn trò sĩ - nông - công - thương, hát sắc bùa, ví phường nón… cũng phong phú không kém.

nghi xuan bat canh

Khúc hát dân ca mang lại sức sống mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa Nghi Xuân. Ảnh: Mạnh Hà

Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những lợi thế về phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của Nghi Xuân lại càng có cơ hội phát huy. Dòng chữ “Hồng nguyên tuấn lưu” (Nguồn lớn, dòng mạnh) mà Hoàng giáp, Tể tướng, Đại tư đồ Nguyễn Nghiễm khắc trên từ đường thờ cha mẹ trong Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du như là một lời tiên tri không chỉ về dòng họ mình mà còn cho cả quê hương xứ sở, giờ đây, đang ngày càng linh nghiệm. Nguồn lớn về nhân tài, tuấn kiệt trên vùng đất này đã và đang không ngừng tuôn chảy, góp cho đất nước, non sông những Tố Như, Uy Viễn mới trên con đường hội nhập và phát triển.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Tăng sức hút cho du lịch biển Xuân Thành

Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Ẩm thực biển Hà Tĩnh nâng tầm trải nghiệm du lịch

Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh luôn đông nghịt người dân và du khách tìm đến "giải nhiệt", thưởng thức hải sản.
Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Đổi thay làng muối Châu Hạ

Đổi thay làng muối Châu Hạ

Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.  
Thành Sen - mùa hoa gọi nắng

Thành Sen - mùa hoa gọi nắng

Những hàng cây, góc phố khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu, khiến mỗi người đi qua phải chậm lại, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp dịu dàng của Hà Tĩnh vào mùa hoa nở.
Cải tạo ao hồ thành những “lá phổi xanh”

Cải tạo ao hồ thành những “lá phổi xanh”

Trước thực trạng nhiều ao hồ bị thu hẹp hoặc ô nhiễm do rác thải, nhiều địa phương đã huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, cải tạo thành những “lá phổi xanh” điều hòa không khí cho các khu dân cư, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Ngọt mát hến dòng La

Ngọt mát hến dòng La

Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Nhịp sôi động của biển Hà Tĩnh

Nhịp sôi động của biển Hà Tĩnh

Bằng việc xây dựng nhiều sản phẩm hấp dẫn, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh đang nỗ lực giữ nhịp sôi động suốt mùa hè.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.