Nghiên cứu có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc Mặt Trăng

Jacob Kegerreis và cộng sự tại Viện Vũ trụ Tính toán (Anh) đã dùng siêu máy tính mô phỏng các thiên thể, hành tinh va vào nhau để tìm ra nguồn gốc Mặt Trăng.

"Cách mô phỏng này giống với lập trình game. Như trong Mario, để nhân vật có thể nhảy và rơi tự nhiên nhất, các nhà phát triển phải sử dụng phương trình trọng lực, thực hiện mô phỏng sơ bộ để tìm ra tốc độ thích hợp. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong vật lý, nhưng chúng tôi thử và sử dụng các phương trình cẩn thận, chính xác hơn”, ông Kegerreis cho biết.

Các hành tinh mô phỏng được tạo thành từ hàng triệu hạt thiên văn, hút nhau bằng lực hấp dẫn và đẩy nhau bằng áp suất vật chất. Qua đó, chúng có thể tính chính xác các chi tiết thực tế như đá hoặc sắt tồn tại ngoài hành tinh với mật độ và nhiệt độ khác nhau. Hay cách trọng lực và áp suất tác động lên các hạt và tương tác theo phương trình thủy động lực học.

Nghiên cứu có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc Mặt Trăng

Các phương trình tính toán được dùng trong nghiên cứu có độ phức tạp cao. Ảnh: NASA.

“Chúng tôi cần một cỗ máy như siêu máy tính để giải quyết những gì xảy ra trong vụ va chạm lộn xộn này, đặc biệt là với bầu khí quyển mật độ thấp. Khi đó, máy tính phải giải một lượng lớn phép toán và lặp lại nhiều lần để đánh giá quá trình phát triển của hệ thống trong suốt thời gian tác động”, giáo sư Kegerreis cho biết.

Nghiên cứu có khả năng làm sáng tỏ nguồn gốc và sự hình thành của Mặt Trăng. Theo lý thuyết khoa học được chấp nhận rộng rãi hiện nay, Mặt Trăng được hình thành do sự va chạm giữa Trái Đất và một hành tinh có kích thước tương đương sao Hỏa.

Có giả thuyết cho rằng các mảnh vỡ từ vụ va chạm đã bị mắc kẹt trong quỹ đạo Trái Đất, dần dần đông tụ thành Mặt Trăng. Dù vậy, vẫn có đến “5-6 ý tưởng được cho là hợp lý” giải thích sự hình thành của tiểu hành tinh này nên các nhà khoa học phải tìm ra đâu là câu trả lời cuối cùng.

Bằng cách thiết lập mô phỏng, nhóm nghiên cứu có thể ước lượng mức giảm khí quyển của Trái Đất theo từng kịch bản Mặt Trăng hình thành. Các con số có thể dao động từ 10% đến 60%, tùy thuộc vào góc chính xác, tốc độ và kích thước của hành tinh, ông cho biết.

Cùng với các nhà khoa học máy tính, nhóm nghiên cứu thiên văn của Kegerreis đã cho ra đời SWIFT, mã nguồn mở chương trình thủy động lực học và trọng lực, cho phép các nhà nghiên cứu toàn cầu sử dụng dữ liệu cho việc mô phỏng các thiên thể, hành tinh hay thậm chí toàn bộ vũ trụ.

Tuy nhiên, SWIFT vẫn đang thiếu đồ họa hình ảnh theo thời gian thực, giúp người dùng có nhiều góc nhìn đa dạng hơn thay vì chỉ là những mô phỏng dựng sẵn. Bù lại, nó giải đáp một số bí ẩn trong vũ trụ, từ sự kiện Big Bang cho đến ngày nay.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.