Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

(Baohatinh.vn) - Nơi biên cương, bà con dân tộc Chứt ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang đón năm mới trong niềm hân hoan, phấn khởi bởi tết nay ấm áp hơn, cuộc sống của bà con khá hơn những năm trước.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê) có 44 hộ dân đồng bào dân tộc Chứt với 153 nhân khẩu.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Dân tộc Chứt có ngày tết riêng của họ (tết Chăm cha bới và tết Lấp lỗ). Với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, người Chứt cũng tổ chức ăn tết Nguyên đán cổ truyền cùng cả nước. Người Chứt đón tết cũng có bánh chưng, dưa hành… nhiều gia đình cũng sắm hoa đào.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Ngày đầu năm mới, người Chứt cũng dành thời gian đi chơi nhà người thân, hàng xóm. Người Chứt du xuân chủ yếu là đi bộ bởi từ đầu bản đến cuối bản chỉ hơn 1 km.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Đặc biệt, dịp tết, lực lượng biên phòng cũng dành thời gian đến chúc tết và hướng dẫn bà con đón tết an toàn, vui vẻ.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Với người Chứt, nhà nào cũng treo ảnh Bác Hồ (người Chứt ở Hà Tĩnh lấy tên Bác Hồ để làm họ chung cho cả tộc người). Ngày tết họ dành thời gian để sửa soạn hình ảnh và tưởng nhớ đến Bác Hồ.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Với sự hỗ trợ của các cấp, người dân tộc Chứt được đón tết đủ đầy hơn. Trung bình mỗi hộ dân ở đây được hỗ trợ hơn 1 kg thịt lợn, 2 kg nếp và 2 triệu đồng tiền mặt.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Trong ngày đầu năm, họ thường chúc nhau xuân mới khấm khá hơn.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Ở bản Giàng 2 (xã Hương Vĩnh, Hương Khê), người Chứt cũng đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, phấn khởi. Bản Giàng 2 có 14 hộ dân tộc Chứt với 56 nhân khẩu.

Người Chứt ở Hà Tĩnh vui đón tết cổ truyền

Ngày đầu năm mới, trẻ em được cha, mẹ dẫn đi chúc tết, chúc thọ ông bà bằng những món quà giản dị như bánh chưng, kẹo ngọt... Trong khi đó, người già sẽ dành thời gian kể lại về cội nguồn dân tộc, gia đình, những nét văn hóa riêng và không quên mừng tuổi, chúc con cháu một năm mới tiến bộ hơn.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.