Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Khi tiết trời vào xuân, bà con dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cũng hòa mình vào không khí đón năm mới của dân tộc. Với nỗ lực chăm lo, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, người dân tộc thiểu số được đón tết ấm no, đủ đầy hơn.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tặng quà tết cho bà con dân tộc Chứt.

Chúng tôi đến thăm đồng bào Chứt vào chiều 10/2 (29 tết), trên con đường dẫn vào bản, cờ Tổ quốc tung bay phấp phới. Cùng với tiếng kèn, tiếng nhạc rộn vang khiến không khí đón năm mới ở đây thêm phần vui tươi hơn.

Trong căn nhà sàn vững chãi nằm lưng chừng đồi, gia đình anh Hồ Viết Hải, chị Hồ Thị Hợi đang tất bật lau dọn nhà cửa. Người con gái lớn của anh chị đang theo học ở trường dân tộc nội trú (thị trấn Hương Khê) cũng đã về nhà ăn tết với gia đình khiến không khí luôn rộn rã.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Chị Hồ Thị Hợi cùng con gái lau dọn nhà cửa chuẩn bị đón tết.

Chị Hợi chia sẻ, đời sống mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhờ Nhà nước, đặc biệt là các chú bộ đội biên phòng hỗ trợ giống, phân bón để trồng lúa, trồng rau nên đến nay gia đình tôi đã bớt khó khăn hơn.

Ngoài 2 tết riêng của dân tộc (tết Lấp lỗ và tết Chăm cha bới), mỗi dịp tết Nguyên đán đến, chính quyền lại tặng quà, hỗ trợ tiền mặt giúp gia đình tôi được đón tết cổ truyền rất đủ đầy.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Tổ công tác biên phòng cắm bản Rào Tre tổ chức mổ lợn và chia cho bà con dân tộc Chứt.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Tổ trưởng Tổ công tác Biên phòng cắm bản Rào Tre Dương Thanh Tịnh trao thịt cho bà con

Tổ trưởng Tổ công tác Biên phòng cắm bản Rào Tre (Đồn Biên phòng bản Giàng) Dương Thanh Tịnh cho biết, đời sống của đồng bào dân tộc Chứt đang có nhiều thay đổi. Bà con đã biết chăm lo sản xuất, tạo ra của cải vật chất. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và doanh nghiệp, đồng bào cũng được đón tết Nguyên đán ấm no hơn.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng bản Giàng giúp người dân bản Giàng 2 sửa soạn đón tết.

Tiếp tục trên những cung đường vượt núi, chúng tôi đến với bản Giàng 2, xã Hương Vĩnh. Cũng như ở Rào Tre, không khí tết đã về đến bản làng. 15 lá cờ Tổ quốc của 15 hộ dân tung bay phấp phới từ đầu đến cuối thôn. Ngoài ngõ, đã thấy mùi bánh chưng, dưa hành…

Gặp chúng tôi, gia đình anh Dương Thanh Tâm và chị Hồ Thị Mai phấn khởi nói, người dân bản Giàng còn nghèo (11/15 hộ nghèo), nhưng tết này, người Chứt ở bản vẫn rất vui bởi sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và Hội Chữ thập đỏ tỉnh, lãnh đạo huyện Hương Khê tặng quà cho các hộ đồng bào dân tộc Chứt tại bản Giàng 2 (Ảnh chụp ngày 27/1/2021).

Hương Khê là địa phương có nhiều vùng có các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Dù đời sống của người dân các dân tộc đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua nhưng nhìn chung vẫn còn khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội.

Dịp tết đến xuân về, để bà con đồng bào các dân tộc thiểu số được đón tết cổ truyền đủ đầy hơn, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân… đã quan tâm, ủng hộ nhiều phần quà có giá trị đến bà con.

Tết no ấm với đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh

Các cấp chính quyền và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh tặng bà con dân tộc Lào, thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Ảnh chụp ngày 22/1/1021).

Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Hương Khê Nguyễn Văn Luận cho biết, theo thống kê, mỗi hộ gia đình dân tộc Lào tại xã Phú Gia được hỗ trợ hơn 1 triệu đồng, mỗi hộ dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên) và Bản Giàng (xã Hương Vĩnh) được nhận hỗ trợ từ 2 – 3 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn được nhận nhiều phần quà thiết yếu phục vụ cho dịp tết. Những phần quà kịp thời đã giúp người dân các dân tộc có thêm kinh phí sắm sửa cho một cái tết tươm tất, đủ đầy hơn.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.