Người thơ của biển...

(Baohatinh.vn) - Bất cứ khi nào nhắc đến Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh kiêm Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh, người ta cũng nghĩ về những áng thơ thấm đẫm linh hồn của biển. Anh đích thực là một nhà thơ của biển với dáng vẻ rất riêng. Anh cũng chính là biển với tất cả sự tự nhiên, hồn nhiên, ồn ào, dữ dội mà lại thật đằm sâu, mà lại thật mê đắm…

Bất cứ khi nào nhắc đến Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh kiêm Tổng biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh, người ta cũng nghĩ về những áng thơ thấm đẫm linh hồn của biển. Anh đích thực là một nhà thơ của biển với dáng vẻ rất riêng. Anh cũng chính là biển với tất cả sự tự nhiên, hồn nhiên, ồn ào, dữ dội mà lại thật đằm sâu, mà lại thật mê đắm…

Có thể nói, biển và đời sống của ngư dân miền biển là tấm thẻ căn cước đưa tôi đến với thơ. Trong bài thơ “Hồn quê” đầu tiên mà tôi viết trên đường nhập ngũ, dù không cố tình khắc họa hình tượng biển thì biển cũng vô tình xuất hiện trong đó. Với tôi, lúc ấy biển chính là quê hương. Trong bài thơ đó có câu “Con đường cát giấc mơ đêm cũng cát”, đó chính là một hình ảnh biển hiền hòa, gắn liền với những bước chập chững tập đi đầu tiên của tôi, khắc cứa trong tâm thức tôi để lúc bấy giờ bật lên thành thơ như thế.

Cám ơn câu hỏi rất hay c ủa bạn. Tôi vốn học giỏi các môn tự nhiên và đã từng là học viên Trường Học viện Kỹ thuật quân sự, nhưng suốt những năm tháng ấy, tôi luôn mơ mộng được thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du. Suốt những năm học trong môi trường quân đội, tôi đều tập tọng làm thơ. Sau này khi đã trở thành thợ máy rong ruổi trên biển, tôi càng nuôi mộng thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du bằng cách sáng tác nhiều thơ hơn. Tôi luôn hàm ơn biển quê hương và những ký ức về đời sống hiện thực ở quê nhà. Chính miền ký ức ấy cùng với niềm khao khát văn chương đã đẩy tâm hồn tôi tấu lên thi phẩm “Biến tấu biển” - chính là bài dự thi xuất sắc đưa tôi đến giảng đường Trường Viết văn Nguyễn Du. Không có miền ký ức ấy thì tôi làm gì có những câu thơ như thế này: “Trong giấc mơ tôi không có tiếng côn trùng/ Tiếng cá quẫy khuấy vào tôi tăm sóng/ Cha nhóm lửa lui cui mùi cá nướng/ Da thịt tôi bỏng rộp tiếng “xèo”/ Và lúc ấy ký ức tôi thành sẹo/ Và cát bỏng hóa miền hoang tưởng trắng/ Và cái chết của bấy nhiêu con sóng/ Dìu tôi đi những bước đầu tiên”.

Sau này, trong suốt quãng đời sáng tác của mình, tôi luôn nhớ lời căn dặn của nhà thơ Hữu Thỉnh buổi tôi thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du rằng: “Bơi trên biển đã khó, bơi trên bờ còn khó hơn”. Và tôi đã tự rèn luyện được bản lĩnh trước thế giới thơ ca cũng như trước cuộc đời. Tôi luôn tự nhủ mình không được giống người khác. “Người ta đếm cá/ Mình ra đếm người/ Người ta học gói/ Mình về học bơi”. Bởi vậy, thơ tôi không có những thứ na ná thơ người khác mà luôn có những suy tưởng độc đáo, lạ lẫm khiến độc giả thích thú đón nhận. Tôi cũng không bán rẻ linh hồn mình để đổi lấy những thứ phù phiếm. Có thể nói, tất cả những gì tốt đẹp nhất tôi đều dâng tặng cho thơ ca.

Bạn đã đúng khi nhắc đến Cửa Sót quê tôi. Đối với tôi đó là một miền riêng độc đáo. Nó không giống như Cửa Khẩu, Cửa Nhượng hay Cửa Hội, nó là một cửa biển cô đơn. Và với tôi, những gì còn sót lại ở nơi đó mới thật đáng quý, mới là điều kiến tạo nên văn hóa của quê tôi. Hẳn nhiên, tôi yêu quê hương, yêu biển cả cũng chính từ những giá trị tốt đẹp khởi đầu từ Cửa Sót. Làng Kim Đôi chưa bao giờ xuất hiện chính danh trong thơ tôi nhưng biển trong thơ tôi chính là biển quê hương. Ở đó luôn có sợi dây tâm linh mơ hồ níu kéo, neo buộc tâm hồn tôi. Tôi được mẹ đẻ rơi trên bãi biển, người ta xé cánh buồm làm tã quấn tôi và rồi “Nhúm rau thai của tôi không chôn kịp góc vườn/ Mẹ ném cả đầm đìa xuống biển”. Đó chính là mạch nguồn sâu nhất đưa tôi trở về với biển, giúp tôi đưa biển đến với mọi người bằng ngôn ngữ của thơ ca.

Biển và những biến động của biển hiện sinh trong tôi bằng chính những cảm giác trong cơn đau của thân thể: “Ới ới tiếng người gọi lưới/ Gọi lưới những dây neo xoắn ruột/ Những mái chèo trật khớp/ Đứt động mạch buồm”, “Ta ra đi bằng đôi chân phù thủng/ Sưng tấy lo âu bởi bướu cổ chính mình”, “Đêm sường sượng cánh buồm sưng lá lách”…

Tôi còn viết nhiều câu thơ về biển rất cắt cứa, rất mãnh liệt và rất nồng nàn là bởi những ký ức buồn của dòng tộc đã lặn chìm trong muôn sâu lòng mình. Biển với nhiều người là chủ thể để ví von với tình yêu, với thế sự, với cảm xúc, nhưng biển với tôi là tâm thức, là tâm linh bởi trong lòng biển có rất nhiều người thân của tôi đã nằm lại mãi mãi. “Tôi chẳng thể là tôi/ Nếu ngày ấy củ khoai hà không lẹm vào sắc cạnh đá san hô/ Đó là bộ hài cốt ông tôi để lại/ Hoa vẫn đá/ Rong rêu tức tưởi/ Cá lượn lờ/ Như có như không…”; “Ta cất giữ linh hồn của biển/ Như cất giữ cục than hồng mẹ nướng cá đêm/ Một cục than hồng nướng một quả trứng/ Quả trứng nở ra nỗi buồn mọc tóc/ Ăn lan man cỏ gấu trước thềm”; “Ta nghe: Tiếng những linh hồn chết/ Bồng bế ăn xin (trên cánh đồng không gieo mà gặt); “Tôi ngồi xếp lại hình hài lay thức những vùng biển thẳm sâu/ Những trực giác lờ mờ vụt sáng”…

Thực ra, khi tôi sáng tác, điều đầu tiên tôi hướng tới là sự trả nợ trong tâm thức. Nhất là khi viết về biển, đó là khi những gì rưng rưng nhất, sâu thẳm nhất trong tâm tư tôi cất lời. Tôi chọn trường ca là bởi chỉ ở thể loại ấy tôi mới tìm được sự bung phá, giải thoát năng lượng trong tôi.

Thật lạ kỳ là những giải thưởng lớn mà tôi được trao tặng đều nằm ở thể loại trường ca. Và những trường ca ấy đều được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tôi nghĩ, bạn đọc chỉ thờ ơ với những tác phẩm không có giá trị, không có hơi thở cuộc sống. Thơ phải là từ cái của mình đi tới cái muôn người. Thơ và trường ca của tôi đã tìm được sự “va đập” tinh tế với tâm tư độc giả bằng ký ức và bằng cả hiện thực ngồn ngộn trong đó.

Về vấn đề này, theo tôi, cũng cần nhìn nhiều chiều. Rõ ràng, nhịp sống hiện đại rất nhanh trong khi thi ca lại chậm rãi. Thi ca thuộc tầng sâu tâm hồn nên đòi hỏi chiều sâu của kiến thức để cảm thụ. Và để níu kéo độc giả, nhiều tác giả lựa chọn chạy theo thị hiếu, làm những bài thơ đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Nhưng cũng có người trăn trở tìm tòi, sáng tạo, cách tân đổi mới cả nội dung lẫn hình thức thể hiện để mang đến nhiều thông điệp, nhiều giá trị hơn cho độc giả. Cách làm nào thì kết quả ấy. Thơ nào độc giả ấy.

Ở đây, tôi không đánh giá cách nào hay, cách nào dở bởi sự “va chấn” giữa tác giả và bạn đọc dù ở mức độ nào cũng đã là một thành công. Riêng tôi, tôi vẫn lựa chọn cách của riêng mình, tôi vẫn sáng tác để hoàn thành sứ mệnh của thi sỹ là nâng cánh tâm hồn độc giả. Và để thơ tôi hấp dẫn hơn thì ngoài những hình tượng thơ, ngoài những cảm xúc thì tính thời sự, thời đại là điều không thể thiếu trong các sáng tác của tôi.

Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú thể hiện bài thơ "Biến tấu biển"

Ảnh, video & thiết kế: huy tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói