Chương trình "Khúc giao mùa" là sân chơi bổ ích, là nơi các em học sinh Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) có cơ hội thể hiện tài năng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Anh hứa chỉ xin gặp lại một lần thôi chứ sẽ không làm gì xáo trộn cuộc sống bình yên của chị, nhưng chị biết tình yêu ban đầu ấy vẫn còn như ngọn lửa, chỉ một khoảnh khắc thôi cũng đủ cháy bùng lên tựa thuở thanh xuân...
Tôi đã trồng hoa dẻ vì một nỗi nhớ nhung, vì một niềm mong đợi… Nhớ nhung những năm tháng thanh xuân, nhớ nhung những thương mến nơi quê nhà và mong đợi một ngày hạnh ngộ...
Thụy nhớ lần đầu đến Tây Nguyên cô đã không thể nào rời mắt được. Giữa những con đường đất đỏ đó, màu hoa dã quỳ vàng rực lên hệt như một bức tranh khiến người ta nao lòng...
Hội viên là giáo viên mong muốn Hội Liên hiệp VH-NT Hà Tĩnh tiếp tục tổ chức nhiều sân chơi ý nghĩa để khuyến khích phong trào sáng tác, làm phong phú thêm đời sống văn học, nghệ thuật trên địa bàn.
Việc tổ chức trại sáng tác Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông nhằm nuôi dưỡng và phát triển những giá trị văn hoá, khơi dậy khát vọng vươn lên của con người và mảnh đất Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Mưa vừa ào xuống một trận, gột sạch đi những bức bối, oi ả ngày hè. Mẹ tôi bắt đầu vun vén cho tháng bảy khi mùa gặt đã xong, rơm rạ vun thành đống và cơm mới trong nồi còn thơm vị mồ hôi.
Con sông nhỏ bắt nguồn từ các khe núi Nhật Lệ, Báu Đài đâu trên mạn Thạch Xuân xuôi về Thạch Vĩnh, Thạch Đài (Thạch Hà) quanh co vòng vèo rồi chảy xuống Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), đến đây tự nhiên dềnh ra như một cái hồ rộng
Tôi ngồi bên bờ đê nhìn cỏ xanh. Mùa này hoa xuyến chi tốt tươi, rực rỡ tràn khắp cả vệ đường. Lạ kỳ loài hoa dại đó, miên man nở trong cái nắng tháng tư xanh mát. Ngẫm ra mình học được rất nhiều điều từ thiên nhiên...
Năm nay Mận mười bảy, thân hình đã ra dáng thiếu nữ rồi. Mận nghỉ học từ hồi xong lớp 9. Thực tình so với đám bạn cùng tuổi thì Mận khờ khờ, chậm chạp nên nó trầy trật mới theo hết cấp hai. Bố mẹ nó thấy vậy thì bảo, thôi học không nổi nữa thì nghỉ, ở nhà phụ bà chăm mấy luống rau kiếm đồng ra đồng vào mắm muối. Mận vui ra mặt. Nó làm việc chăm chỉ lắm.
Màu nắng tháng ba đung đưa dịu nhẹ trong gió xuân như một lời tình tự. Không oi ả, gay gắt như nắng hè, không khô khốc như nắng thu hanh gầy heo may, nắng tháng ba trong trẻo, đỏng đảnh như thiếu nữ tuổi xuân thì. Ấy là những sợi nắng mềm mại, hây hây nhạt vàng quyến rũ.
Năm mười tám tuổi, Bách theo mẹ đến nhà thờ họ. Mẹ dặn Bách thắp hương xong thì ra ngoài đi dạo đừng để ý chỗ người lớn nói chuyện. Bách ngồi dưới tán cây nhãn già, nhắm mắt, nghe những thanh âm ồn ào vọng đến.
Trong bài thơ này, con mắt của thi sĩ luôn nhìn “Tháng Giêng” trong sự vận động hướng về những non tơ, những tươi xinh: “Lụi tàn rồi mơn mởn/ Thời gian như cánh đồng/ Ngày xưa ta bé nhỏ/ Tháng Giêng còn nhớ không”.
Tôi trở về quê sau nhiều năm xa cách. Ngỡ tưởng mình đã trưởng thành vậy mà lần này trở về thấy mình như một đứa trẻ. Chẳng phải vì tôi còn ngây thơ, khờ khạo mà vì bỗng dưng thấy lòng mình chơi vơi, lạc lõng…
Cuộc đời như dòng sông xanh thắm song hành với đôi bờ thời gian. Những rét mướt cuối tiết Đại hàn để ủ nhựa cho miên man chồi non cành biếc. Nụ xuân nhu nhú dậy thì, run rẩy khoe mình theo nắng xuân mới nở. Bao nhiêu cảm xúc bâng khuâng khi ta chào đón xuân mới Quý Mão trên thành phố Hà Tĩnh thân yêu.
Cánh cửa phòng hé mở, chị bước vào, hơi rùng mình. Tính chị vốn vậy, có phần nhút nhát và sợ hãi những điều mới mẻ. Cái phòng tắm thường ngày đã được đứa con gái tân trang lại, vẫn là căn phòng cũ nhưng chỉ cần sửa sang lại một chút trông đã khác hẳn.
Triển khai các nghị quyết của Đảng về văn hóa, VHNT và nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm qua, công tác hội và phong trào VHNT Hà Tĩnh đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng, phục vụ ngày càng hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà, đóng góp xứng đáng vào phong trào VHNT chung của khu vực và cả nước.
Tháng hai rời bước, bỏ lại sau lưng màn mưa phùn, gió bấc rét mướt, nhường chỗ cho vạt nắng tháng ba dịu ngọt, vàng tơ về trải dài khắp tận cùng mọi ngõ ngách.
Đò ơi... Âm thanh tràn trên mặt sông phẳng lặng, tiếng gọi “đò ơi” sao mà trong trẻo, thân thương đến thế. Cô gái đứng đợi con đò nhổ sào trở mũi sang sông. Một khúc sông rộng thênh thang mà thanh âm chưa đủ lớn. Ông lái đò chưa nghe tiếng gọi, con sào vẫn găm chặt vào lòng sông.
“Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.
Sáng tháng Ba thanh tĩnh. Linh vừa nhẹ nhàng cắm những bông loa kèn trắng muốt vào chiếc bình sứ men nâu, vừa lắng nghe ca khúc La Vie En Rose của Edith Piaf ngân lên trong không gian xao xuyến.
Thơ viết về Đảng dọc theo hành trình 91 năm từ khi thành lập đến nay như một cuốn biên niên sử ghi lại những cảm nhận sâu sắc của các nhà thơ qua những chặng đường tranh đấu vẻ vang.
Tôi mở cửa, vứt cái ba lô to kềnh xuống sàn nhà rồi nằm vật ra giường. Tưởng sẽ ngủ được một giấc sau chuyến đi mệt nhoài nhưng rồi lại không thể chợp mắt nổi. Lại nhớ cái tin nhắn vừa đến lúc nửa đêm của Nguyên: “Cuộc sống của Thành giờ chỉ tính bằng ngày mày biết không?” làm tôi sững sờ.
“Sinh ra” trên mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, 50 năm qua, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Tĩnh đã phát huy và tiếp nối những giá trị quý báu của cha ông, đồng hành cùng sự phát triển của quê hương.
Chuyến xe khách dừng lại Cấm Sơn lúc sáu giờ chiều, nắng đã nhạt màu trên những triền núi xanh xa tít. Bây giờ trời đã cuối thu, thị trấn nằm giữa thung lũng nên mặt trời lặn xuống rất nhanh, phút chốc rặng xuyên mộc chạy dọc hai bên đường đã chìm vào hoàng hôn tĩnh lặng.
9 cá nhân được trao tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ sỹ ưu tú; nhiều văn nghệ sỹ đạt giải trong các cuộc thi trong nước và khu vực… là những kết quả mà Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Tĩnh đạt được trong năm 2019.
Cùng sống ở thế kỷ XVIII đầy biến động, Đại thi hào người Nga Aleksandr Sergeyevich Puskin và Đại thi hào Nguyễn Du (người Hà Tĩnh) tuy được sinh ra ở 2 nền văn hóa Đông - Tây khác biệt nhưng đều đã có những cống hiến đỉnh cao cho nền văn học, văn hóa nhân loại.