Khai mạc trại sáng tác kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

(Baohatinh.vn) - Việc tổ chức trại sáng tác Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông nhằm nuôi dưỡng và phát triển những giá trị văn hoá, khơi dậy khát vọng vươn lên của con người và mảnh đất Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Sáng 13/10, UBND huyện Hương Sơn phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023 nhằm hướng tới Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024) và “Hương Sơn xưa và nay” với hình thức bán tập trung.

Khai mạc trại sáng tác kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Toàn cảnh lễ ra mắt trại sáng tác

Trại sáng tác năm 2023 gồm có 26 người là các nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh gia, nhạc sỹ..., là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh và một số văn nghệ sỹ là con em Hương Sơn. Tại buổi khai mạc, lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT công bố một số yêu cầu đối với các thành viên tham gia trại sáng tác.

Khai mạc trại sáng tác kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Tĩnh Trần Nam Phong: Thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc

Trại được mở bằng hình thức bán tập trung. Theo quy định, các tác phẩm sáng tác phải có nội dung và chất lượng chuyên môn phù hợp với chủ đề và các giá trị văn hoá, truyền thống, thuần phong mỹ tục của quê hương, đất nước; đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Khai mạc trại sáng tác kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Hải: Việc tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông nhằm nuôi dưỡng và phát triển những giá trị văn hoá, tinh thần, khơi dậy khát vọng vươn lên của con người và mảnh đất Hương Sơn.

Việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị ca ngợi quê hương, ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và quê hương Hương Sơn. Thông qua các tác phẩm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ phong trào thi đua trong Đảng bộ, Nhân dân huyện Hương Sơn.

Sau phần khai mạc, các hội viên sẽ tham quan thực tế tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và một số địa phương trên địa bàn huyện Hương Sơn để sáng tác tác phẩm. Dự kiến lễ tổng kết sẽ được thực hiện vào ngày 21/10.

Đọc thêm

Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.