Dòng sông khúc lở khúc bồi!

(Baohatinh.vn) - Con sông nhỏ bắt nguồn từ các khe núi Nhật Lệ, Báu Đài đâu trên mạn Thạch Xuân xuôi về Thạch Vĩnh, Thạch Đài (Thạch Hà) quanh co vòng vèo rồi chảy xuống Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), đến đây tự nhiên dềnh ra như một cái hồ rộng

Dòng sông khúc lở khúc bồi!

Mênh mang chiều tà nơi dòng sông quê hương. (ẢnhHuy Tùng).

Dòng sông khúc lở khúc bồi/ Chiều nhau trọn một kiếp người dễ chi (Lê Quốc Hán).

Có một lúc, trong khoảng không mơ hồ nào đó của một buổi chiều tà, tôi nhận ra một cảm giác thanh bình của làng quê yên ả trong tôi. Không thể nói rõ ràng cái cảm giác của mình lúc ấy. Cứ bùi ngùi, nửa ngỡ ngàng xa ngái, nửa ám ảnh thật gần. Có lẽ phải đến giữa lưng chừng cảm xúc, tôi mới nhận ra, tôi có nhiều cảm xúc với nơi mình đang sống đến thế!

Cả một buổi chiều chỉ ngồi nhìn nó. Con sông nhỏ bắt nguồn từ các khe núi Nhật Lệ, Báu Đài đâu trên mạn Thạch Xuân xuôi về Thạch Vĩnh, Thạch Đài (Thạch Hà) quanh co vòng vèo rồi chảy xuống Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), đến đây tự nhiên dềnh ra như một cái hồ rộng. Người hay chữ vẫn bảo nó như một phết mực tàu phóng khoáng của ông đồ già khi dạy hậu sinh cách học chữ tâm. Lại dạy muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra. Nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: vọng tâm và chân tâm. Vọng tâm là cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, chân tâm là cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy thì cuộc sống sẽ tốt đẹp thêm lên...

Dòng sông khúc lở khúc bồi!

Tôi chiều nay ra với dòng sông lại chỉ thấy trong trời, trong mây, trong nước kia miên di một nỗi buồn không thể nào định giải... (Ảnh: Đậu Hà).

Đành là vậy nhưng cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược. Thứ mới nắm được đó phút chốc mà thành hư hao... thứ tưởng như bàn thạch có khi lại tan nhanh hơn cả làn khói mỏng...

Mà niềm vui thì ngắn lắm, ngắn hơn cả tâm tư của một đời người... thế nên mới có chuyện ông đồ nhìn khúc sông mà mơ về chữ chân tâm. Còn người trần mắt thịt là tôi chiều nay ra với dòng sông lại chỉ thấy trong trời, trong mây, trong nước kia miên di một nỗi buồn không thể nào định giải...

Tôi nhớ quê! Nhớ tiếng diều sáo vi vút thoảng qua trên bầu trời cao xanh lồng lộng, giữa lưng chừng ngọn tre và những đàn trâu vần vũ trong vũng đầm giữa cái nắng mùa hè chao chát đỏ. Không thấy lấy một đám mục đồng, chỉ nghe lấp ló trong hốc đa cổ thụ trước sân đình, tiếng ríc rắc cười đùa, tiếng ê a hát hò mà thấy lòng bình yên đến lạ.

Tôi thường hay nằm mơ. Những giấc mơ thơ bé cứ trở đi trở lại trong tôi như một lập trình đã sẵn. Giấc mơ đó bắt đầu từ những buổi chiều nghỉ học ngóng mẹ, từ hàng cau cao xanh dọc vào lối ngõ, từ búi hoa dứa thơm thơm mọc sát chân móng nhà, đến cái bình thủy của ông bên bậu cửa có vài con cá lia thia ngũ sắc. Nơi đó, có vườn hoa cúc. Loài hoa hăng nồng “bị rẻ rúng” đúng nghĩa trong bạt ngàn những loài hoa hương sắc. Tôi yêu nó không phải bắt đầu từ sự quê kiểng bờ dậu hàng rào của nó mà tôi yêu sự kiêu hãnh bất tử được bắt đầu từ cái màu vàng kỳ diệu đó. Cứ rực sáng, cứ miên man cháy hết mình. Hoa cúc sau này gợi tôi một ý nghĩa nghiệm sinh rằng: tôi có thể không trở thành một nhà văn hay một nhà báo giỏi bên cạnh những anh tài khác, thì ít ra, tôi cũng là tôi, khi đã tận hiến, đã cần mẫn đi hết con đường mình đã chọn bằng tất cả những gì mình đam mê nhất.

Dòng sông khúc lở khúc bồi!

Vẻ trù phú của Tùng Ảnh bên dòng sông La ngày nay.

Tôi nhớ quê! Nhớ ông tôi mỗi khi chập choạng tối mới từ đồng làng trở về, người đượm mùi khói đốt rạ, âm ẩm hơi nước nông giang và mùi bùn chưa kịp bay đi, trên vai còn nặng gánh rau, gánh lúa đã lần trong túi áo cho tôi dăm ba que trứng muỗng được nướng thơm lừng. Thơm đến nỗi, dẫu sau này, khi được ăn trứng cà cuống ngon lành trong một nhà hàng xa xỉ, tôi vẫn không quên được những que trứng muỗng mà ông tôi lần trong túi áo năm nào trong một chiều đốt rạ đồng xa xăm ngày cũ.

Tại sao cứ thương những chiều nắng tắt không rõ nguồn cơn? Tôi cũng không biết nữa... chỉ biết lòng đã thật lặng thinh khi nhìn chiều buông rồi thở dài nói với H.: Những khắc chiều thật chiều như thế rất dễ khiến người ta mủi lòng: lúc chim bay về tổ, lúc người ta tìm về nhà sau những lo toan... Chỉ chúng ta, trong khoảnh khắc này, biết đâu đấy lại tìm thấy chính mình (kẻ đã thất lạc mình đâu đó trong những lao xao ngoài kia) về ngồi lại bên dòng sông, nhìn những mái nhà lấp ló sau rặng cây mà mơ về một chốn yên bình…

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!