Miệt mài với việc biên soạn và xuất bản những cuốn sách giá trị, nhiều tác giả, đơn vị đã góp phần bảo tồn, lan tỏa giá trị văn hóa, con người quê hương Hà Tĩnh.
Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Với sự chuẩn bị công phu, các tiết mục tham gia hội thi "Tìm hiểu kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tỉnh Hà Tĩnh" mang đến cho khán giả nhiều thông điệp ý nghĩa.
Sau các vòng thi ở cơ sở, 13/13 huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh đã sẵn sàng tham dự Hội thi Tìm hiểu kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình cấp tỉnh năm 2024.
Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Bảng chỉ dẫn Di tích quốc gia Di chỉ Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nằm khuất trong cây cối, giữa nhiều đồ vật đã qua sử dụng, vừa mất mỹ quan, vừa gây khó khăn cho du khách tìm về địa chỉ này.
Lưu giữ hệ thống các công trình, di tích lịch sử văn hóa nhiều giá trị là cơ sở để hướng đến bảo tồn, xây dựng làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) trở thành làng văn hóa du lịch.
Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.
Như những con sóng biển điệp trùng, dẫu đã 578 năm trôi qua nhưng tấm lòng thành kính tri ân Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi vẫn thao thiết trong lòng người Hà Tĩnh.
Với mục tiêu xây dựng, phát triển toàn diện văn hóa, con người Hà Tĩnh thấm nhuần tinh thần dân tộc, giàu bản sắc quê hương..., Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc trong quá trình thực hiện.
Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã thực sự thấm sâu vào cuộc sống, chuyển hóa thành sức mạnh nội sinh to lớn trên quê hương Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh luôn xác định phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, rất nhiều những truyền thuyết, huyền thoại đã đi qua năm tháng. Thấp thoáng đằng sau những câu chuyện lưu truyền như thế bao giờ cũng có bóng dáng của lịch sử. Và huyền thoại núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh gắn liền với thời đại mở nước xa xưa không là ngoại lệ, đặt ra nhiều giả thuyết khoa học lịch sử cần được từng bước làm sáng tỏ.
Tôi về lại Tam Soa vào một ngày tháng Tư nắng lửa, trong dòng cảm xúc miên man giữa hai dòng suy tưởng, một Đức Thọ (Hà Tĩnh) quá khứ hào hùng, một Đức Thọ hiện đại đổi mới, tự nhiên thấy hân hoan lạ.
Việc xếp hạng di tích các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh góp phần giúp chính quyền và người dân tăng cường, phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản các công trình văn hóa lịch sử trong đời sống.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hà Văn Hùng đề nghị: Đội ngũ cán bộ quản lý, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn học - nghệ thuật phát huy rõ nét vai trò, nâng cao trách nhiệm trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.
Ca sỹ Đăng Thuật quê ở thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), vinh dự là 1 trong 264 nghệ sỹ cả nước vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.
Sở hữu hệ thống di sản vật thể và phi vật thể đặc sắc cùng nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, Hà Tĩnh tiềm ẩn nhiều vẻ đẹp hấp dẫn đối với hành trình khám phá của du khách.
Với sự nỗ lực khôi phục, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Điều này khiến người dân địa phương phấn khởi, tự hào.
Với tinh thần trách nhiệm, các đơn vị địa phương quyết tâm đưa Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 22/12/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới vào thực tiễn bằng nhiều chương trình hành động cụ thể.
Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 22/12/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới” được ban hành đã đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để đưa văn hóa lên tầm cao mới.
Du lịch Hà Tĩnh đang hồi sinh và có những bước phát triển mới. Năm mới Giáp Thìn 2024, cùng nghe các doanh nghiệp, nhà quản lý và du khách chia sẻ những dự định, kỳ vọng về sự phát triển của du lịch Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, thời gian, lễ hội truyền thống tại các địa phương ở Hà Tĩnh vẫn giữ được những nét văn hóa tâm linh tốt đẹp của làng quê, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
Khi tiếng trống khai hội chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, Can Lộc) rộn ràng, vang ngân khắp ngôi cổ tự linh thiêng trên non cao ngàn Hống cũng thời khắc báo hiệu sự mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024 với nhiều hứa hẹn sôi động.
Việc xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh là cơ sở để các địa phương ở Hà Tĩnh tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong đời sống.
“Hội thi viết thư pháp huyện Nghi Xuân” năm 2024 là dịp quảng bá, tôn vinh các giá trị của kiệt tác Truyện Kiều, qua đó góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt.
Dịp tết Nguyên đán vừa qua, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch ở Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi, nhân văn, mang lại không khí hân hoan, cổ vũ Nhân dân bước vào mùa xuân mới đầy tin yêu.
Nhiều cứ liệu cho thấy, từ gần 100 năm trước, ảnh hưởng của Hải Thượng Lãn Ông đã vượt ra ngoài phạm vi châu Á. Nghị quyết của UNESCO và việc UNESCO tham gia kỷ niệm ngày sinh của Lê Hữu Trác càng khẳng định tầm vóc cùng những giá trị khoa học và nhân văn mà đại danh y để lại.