Nguy cơ siêu bão Mặt Trời mạnh hơn hàng tỷ quả bom nguyên tử tấn công Trái Đất

Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.

Hình ảnh do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cung cấp ngày 23/1/2012 về hiện tượng bão mặt trời phun trào nhật hoa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hình ảnh do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cung cấp ngày 23/1/2012 về hiện tượng bão mặt trời phun trào nhật hoa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Nghiên cứu chính xác nhất từ trước đến nay cho thấy những siêu bão này xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với dự đoán trước đây của giới khoa học. Thay vì chu kỳ từ 1.000 đến 10.000 năm một lần như quan niệm cũ, các nhà nghiên cứu hiện tin rằng hiện tượng này có thể xảy ra 100 năm một lần.

Tiến sĩ Natalie Krivova từ Viện Max Planck nhận định: "Dữ liệu mới này là một lời nhắc nhở đáng báo động rằng ngay cả những hiện tượng cực đoan nhất cũng nằm trong 'danh mục hoạt động tự nhiên' của Mặt Trời."

Một siêu bão Mặt Trời có thể giải phóng năng lượng lên tới 1 octillion (một tỷ tỷ tỷ) Jun. Mức năng lượng này mạnh gấp 100 lần so với Sự kiện Carrington năm 1859, vốn đã làm sập một phần mạng lưới điện báo và thậm chí đốt cháy giấy tờ trong các văn phòng thời bấy giờ.

Nếu một siêu bão tương tự xảy ra trong thời đại ngày nay, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều do sự phụ thuộc ngày càng tăng của chúng ta vào mạng lưới thông tin vệ tinh. Tác động có thể bao gồm làm quá tải toàn bộ lưới điện, đẩy các vệ tinh ra khỏi quỹ đạo, tê liệt mạng lưới thông tin toàn cầu và khiến máy bay trên toàn thế giới phải dừng hoạt động.

Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu quốc tế do Viện Max Planck dẫn đầu đã phân tích dữ liệu từ 56.450 ngôi sao giống Trái Đất được kính viễn vọng Kepler của NASA quan sát trong giai đoạn 2009-2014. Qua đó, họ phát hiện 2.889 siêu bão trên 2.527 ngôi sao, cho thấy tần suất xảy ra khoảng một lần mỗi thế kỷ.

Để đối phó với nguy cơ này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) dự kiến phóng vệ tinh Vigil vào năm 2031. Vệ tinh này sẽ được đặt ở góc 60 độ so với Mặt Trời để cảnh báo sớm về các cơn bão Mặt Trời trước khi chúng tác động đến Trái đất, tạo thời gian quý giá để tắt lưới điện và vệ tinh nhằm giảm thiểu thiệt hại.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.