Nguyễn Du và sự bất tử của một thiên tài

(Baohatinh.vn) - Trong cuộc ra mắt bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga ngày 6/11/2015 tại Hà Nội, nhà thơ, dịch giả người Nga Va-xi-li Pa-pov có một tự bạch ngắn gọn nhưng ấn tượng: dịch xong Truyện Kiều, ông thấy mình trở thành một “người khác”. Điều gì đã khiến một thi sĩ của xứ sở Bạch Dương, quê hương của A.Pushkin và L.Tolstoi thấy mình đổi khác nếu không phải bắt nguồn từ sự quyến rũ của văn chương Truyện Kiều và tinh thần nhân văn cao cả của Nguyễn Du?

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du tạo được sức lan tỏa sâu rộng, nhân lên niềm tự hào của quê hương.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du tạo được sức lan tỏa sâu rộng, nhân lên niềm tự hào của quê hương.

Đúng thế, toàn bộ di sản nghệ thuật của Nguyễn Du chính là sự kết tinh văn hóa và vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam được thể hiện qua những vần thơ tinh tế của một trình độ nghệ thuật bậc thầy. Với gần 30 bản dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài, Nguyễn Du đã vượt mọi giới hạn không gian và thời gian để trở thành bất tử. Ông đã trở thành một huyền thoại nghệ thuật không chỉ trong phạm vi đất nước mình mà còn là một huyền thoại của văn học thế giới. Đó cũng là lý do vào tháng 10/2013, tại Paris, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết 37C/15 quyết định năm 2015 là năm thế giới vinh danh 108 danh nhân văn hóa, trong đó, có Nguyễn Du.

Đại thi hào Nguyễn Du (1765–1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt tại kinh thành Thăng Long. Quê ông ở Tiên Điền, Nghi Xuân - vùng đất nức tiếng hiếu học, đỗ đạt, tài hoa. Với trí thông minh và sự mẫn cảm hơn người, lại mang trong mình dòng máu của 3 vùng văn hóa nổi tiếng là Thăng Long, Xứ Nghệ và Kinh Bắc, Nguyễn Du đã sớm chứng tỏ được tài năng nghệ thuật thiên phú.

Trái tim nhạy cảm của ông ngay từ thời trai trẻ đã nhuốm đầy nỗi trắc ẩn trong Thác lời trai phường nón hay Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ... Nhưng cuộc sống nhung lụa không dài, bão táp loạn ly đã bứt Nguyễn Du khỏi gốc rễ quý tộc, cuốn ông vào những đảo điên thời thế. Trải qua không ít lần chạy loạn, tận mắt chứng kiến những nỗi thống khổ của dân đen, Nguyễn Du đã thấu hiểu nỗi đau của chúng sinh, nhất là phụ nữ. Không chỉ tham dự trong tư cách của một nhân chứng, bản thân Nguyễn Du chính là một nạn nhân của xã hội. Bởi thế, ông đặc biệt xót tiếc cho những kẻ tài hoa bạc mệnh.

Ông nhận thấy mình là kẻ cùng hội cùng thuyền với Khuất Nguyên, Tiểu Thanh, Thúy Kiều... Những tao loạn và mâu thuẫn của thời cuộc, sự trớ trêu oan nghiệt của kiếp “tài tử đa cùng” và những chìm nổi đời mình đã làm nên khối mâu thuẫn lớn và khối cô đơn khổng lồ Nguyễn Du, buộc ông phải đứng trước hàng loạt lựa chọn: hoặc “mũ ni che tai” và làm một ông quan thanh liêm, ẩn nhẫn; làm một thi sĩ cung đình hay làm một nghệ sĩ của nhân dân? Nguyễn Du đã biết khước từ một cách chính xác và biết lựa chọn một cách đích đáng. Là một nhà nho, ông đã ra làm quan và làm quan to, nhưng không thấy ông mặn mà với chức nhiệm “phụ mẫu”.

Ông cũng không chấp nhận vai trò của một thi sĩ cung đình phù hoa, tẻ nhạt. Ông chọn con đường trở thành nghệ sĩ của nhân dân. Tinh thần khoan dung văn hóa của người Việt và tấm tình từ bi của nhà Phật đã ngấm vào ông, kết thành một phương cách ứng xử lấy thiện làm đích, coi mỹ làm phong thái và coi chân là gốc rễ trong cốt cách văn hóa cá nhân. Trong cuộc sống nhiễu nhương “ma đưa lối, quỷ đưa đường”, Nguyễn Du mang trong mình nỗi băn khoăn, bất lực: “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên”. Chính thực tại xã hội đen tối mà Nguyễn Du “trông thấy” và trải nghiệm đã làm thay đổi quan niệm nhân sinh của ông, giúp ông có điều kiện phản tư lại những lời dạy của thánh hiền.

Bắc hành tạp lục và những thi phẩm trên đường sang thiên quốc đã khiến Nguyễn Du thức nhận một thực tế tàn nhẫn: té ra, ở đâu cũng có giàu nghèo, ở đâu cũng có bất công và tàn bạo. Hào quang của chế độ phong kiến mạt kỳ đã rơi xuống trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du, cho phép ông giải ảo nhiều nhầm lẫn, ngộ nhận. Tiếng khóc vĩ đại của Nguyễn Du không thể tách khỏi quá trình thức nhận có những mặt đi trước thời đại ấy. Vì đi trước thời đại, nên nỗi đau và sự cô đơn của Nguyễn Du càng chồng chất.

Xuất phát từ tầm cao tư tưởng và mỹ học tiến bộ nhất của thời đại, với cái nhìn “thấu sáu cõi”, trong chủ nghĩa nhân văn Nguyễn Du, tình yêu thương và khát vọng giải phóng con người đã trở thành nguồn mạch chủ đạo. Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên những giá trị xuyên thời đại và mang tầm phổ quát trong di sản nghệ thuật Nguyễn Du, đưa Truyện Kiều trở thành bách khoa thư về đời sống.

Về Nguyễn Du, ngay từ những năm còn đánh Mỹ, Chế Lan Viên đã có một khái quát sắc sảo: “Khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Đây là một đánh giá rất cao về tầm vóc của Nguyễn Du trong cái nhìn của một thi sĩ hậu bối. Lịch sử cho chúng ta hiểu hơn sức mạnh Nguyễn Du là sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa nhân văn. Văn hóa Việt qua Nguyễn Du mà trở nên sâu thẳm và tiếng Việt, qua thiên tài Nguyễn Du mà trở nên tinh tế, uyển chuyển bội phần. Chữ nghĩa Nguyễn Du bao giờ cũng bao hàm một trữ lượng văn hóa lớn, chất chứa những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về cõi thế và đời sống tâm linh. Cũng bởi thế, trong hoàn cảnh nào và trong không gian nào, người ta cũng có thể lẩy Kiều, vận Kiều, bói Kiều.

Đến nay, 2 thế kỷ đã trôi qua nhưng những câu thơ Kiều vẫn có khả năng ứng nghiệm với tâm trạng của con người hiện đại. Sự ứng nghiệm ấy không chỉ đối với người Việt đang sinh sống trên quê hương bản quán mà ứng nghiệm ngay cả với những người Việt xa quê. Vậy yếu tố nào đã tạo nên sự kỳ diệu ấy của ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Du? Người đọc, tùy vào trải nghiệm và sự lịch lãm cá nhân mà có cách trả lời khác nhau. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là Nguyễn Du đã tạo ra cuộc “hôn phối” kỳ diệu giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, giữa nghệ thuật phân tích tâm lý bậc thầy và bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Cảnh nào trong thơ cũng trĩu tình, dù đó là Truyện Kiều hay Văn tế thập loại chúng sinh... Ngôn ngữ của Nguyễn Du vì thế là ngôn ngữ mở, tự nó là một sinh thể tràn đầy năng lượng. Để đạt được sự kỳ diệu ấy, Nguyễn Du đã thực hiện sự dung hợp văn hóa nhuần nhuyễn, qua dung hợp mà tích lũy năng lượng sáng tạo dồi dào. Trong Nguyễn Du, ta bắt gặp ba trong một: một nghệ sĩ vĩ đại, một nhà tư tưởng lớn, một tâm hồn nhân văn sâu sắc có khả năng “cảm tới nghìn đời” như Mộng Liên Đường chủ nhân từng nhận xét. Tất cả mọi tinh túy trong thiên tài nghệ thuật của mình đã được Nguyễn Du biểu đạt bằng một thể thơ minh triết Việt Nam là thể thơ lục bát. Có lẽ vì đi đến tận cùng dân tộc mà Nguyễn Du đã bắt gặp nhân loại và chính ông đã thực sự trở thành một biểu tượng văn hóa lớn.

Bản thân cuộc đời Nguyễn Du và những kiệt tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ đời sau. Có thể nói, trong lịch sử văn học dân tộc, chưa một ai đạt đến tầm cao và mức phổ cập như Nguyễn Du đã từng có. Điều đó một lần nữa xác nhận Nguyễn Du là định nghĩa đầy đủ nhất về tầm vóc của một thiên tài. Và trong tư cách của một thiên tài, Nguyễn Du đồng nghĩa với sự bất tử.

(Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam)

Đọc thêm

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Toạ lạc trên sườn núi Thiên Tượng của dãy Hồng Lĩnh, chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được xem là Hoan Châu đệ nhị danh thắng với nhiều cảnh đẹp.
Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.