Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ Họ Trần Văn - Nam Trạch ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng Chánh tổng Chu Lễ Trần Công Toản – người có công xây dựng thành Sơn Phòng và tích cực tham gia phong trào Cần Vương, chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.

Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Người dân địa phương và dòng họ Trần Văn long trọng đón, rước bằng di tích tích sử văn hóa.

Ngày 9/8, UBND xã Hương Bình, huyện Hương Khê long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch và mộ Trần Công Toản.

Ông Trần Công Toản, sinh năm 1843, mất năm 1889, quê làng Nam Trạch, tổng Chu Lễ, nay là xã Hương Bình, huyện Hương Khê. Ông từng tham dự thi hương và đỗ tam trường (ba vòng đầu), làm quan đến chức Chánh tổng Chu Lễ, được Nhân dân và chính quyền thời bấy giờ tin tưởng.

Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Hương Khê trao bằng công nhận cho đại diện địa phương.

Khi làm Chánh tổng, ông được tín nhiệm giao nhiệm vụ chỉ huy, huy động Nhân dân xây dựng thành Sơn Phòng (tại xã Phú Gia) phục vụ Vua Hàm Nghi tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Khi bị Pháp bắt, quyết không chết trong tay giặc, ông đã tự tử và mất vào năm 1889.

Di tích phần mộ ông Trần Công Toản được xây dựng tại thôn Bình Thái; Nhà thờ Trần Công Toản hay còn gọi là Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch được xây dựng tại thôn Bình Thành, xã Hương Bình, huyện Hương Khê từ năm 1851.

Nhà thờ họ Trần Văn - Nam Trạch đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Nhà thờ Trần Văn - Nam Trạch là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Trải qua thời gian và nhiều lần trùng tu tôn tạo, nhà thờ hiện vẫn còn giữ được các nét kiến trúc cổ xưa và lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như các bức hoành phi, đại tự, câu đối bằng chữ Hán…

Phần mộ ông Trần Công Toản và Nhà thờ Trần Văn - Nam Trạch được công nhận và xếp hạng Di tích Lịch sử văn hoá cấp tỉnh không chỉ là niềm vinh dự và tự hào của bà con hậu duệ dòng họ mà còn là cơ sở để chính quyền cùng người dân địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc gìn giữ và phát huy các giá trị di tích.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.