Trò chuyện với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng về những ký ức còn xanh mãi trong dòng thời gian của các nhà cách mạng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, chúng tôi được đồng chí khẳng định thêm những giá trị to lớn của cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và những bài học quý mà Hà Tĩnh vận dụng, phát huy trên hành trình thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên”.
Dường như có sự dẫn dắt vô hình trên hành trình theo dòng hồi ký của các đảng viên Xô viết Nghệ Tĩnh. Dẫu người thân của các bậc tiền bối phần lớn chỉ còn thuộc thế hệ cháu, chắt và nhiều người xa quê nhưng những cuộc gặp gỡ rất tự nhiên đã được kết nối. Tại vùng quê Nghi Xuân (Hà Tĩnh), chúng tôi được hòa mình vào hồi ức từ người thân của những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của huyện và câu chuyện đầy cảm xúc của họ như mở ra những “khu vườn cách mạng” với khát vọng xanh tươi.
Hơn 90 mùa thu đã đi qua nhưng những thanh âm của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) vẫn còn vang dội trong những trang sử, dòng hồi ký của những người từng là “linh hồn” các cuộc đấu tranh long trời lở đất ấy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều “hạt giống đỏ” đã nảy mầm và phát triển ở Hương Sơn, Đức Thọ, giúp phong trào đấu tranh ở các địa phương bên dòng sông La, sông Phố hiền hòa ngày càng lớn mạnh.
Hành trình theo dòng hồi ký hoạt động cách mạng của những con người kiên trung trên quê hương TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà đã giúp chúng tôi hiểu thêm về con đường trưởng thành của lớp đảng viên đầu tiên. Phần lớn các bậc tiền bối ấy đều sớm tiếp nhận “làn gió” của các tư tưởng tiến bộ yêu nước đầu thế kỷ XX, khi có Đảng dẫn lối đã tìm được con đường cách mạng, đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước với ý chí: “Còn một giờ cũng làm cách mạng”.
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đang lưu giữ khoảng 20 cuốn hồi ký cách mạng của các chiến sỹ Xô viết tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, hơn một nửa các tác giả là đảng viên trên quê hương Can Lộc - nơi được xem là “thủ đô” của phong trào Xô viết ở Hà Tĩnh. Những cuốn hồi ký đã làm sống lại những ngày hừng hực khí thế đấu tranh của Đảng bộ và Nhân dân Can Lộc nói riêng, Hà Tĩnh nói chung trong cao trào cách mạng 1930-1931 và con đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh mà sáng ngời lý tưởng của các nhà cách mạng tiền bối.
Trong những ngày thu tháng 9, những dòng ký ức rực lửa của ông Trần Chí Tín tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh lại thôi thúc chúng tôi tìm về làng Tứ Mỹ (Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) quê hương ông để hiểu sâu hơn về cuộc đời của người từng lãnh đạo phong trào Xô viết 1930 - 1931 tại Hương Sơn; để biết nhiều hơn về những “hạt giống đỏ” trong gia đình có truyền thống làm cách mạng.
Ông Nguyễn Trọng Cầu - 96 tuổi đời, 72 tuổi Đảng - ở thôn Đình Cương, xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) luôn sống và răn dạy con cháu thấm nhuần tinh thần tự học của Bác Hồ. Ông là người may mắn có 3 lần được gặp Bác.
Bà Trần Thị Sâm (SN 1943) sống cùng chồng trong căn nhà lọt thỏm giữa con ngõ nhỏ ở phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). Ít ai biết rằng bà là nhân chứng lịch sử, là nhân vật chính trong một tác phẩm nổi tiếng về ký ức chiến tranh - bức ảnh “Tấm lòng người Việt Nam”.