(Baohatinh.vn) - Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong dịp lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần tại đền Thánh Mẫu - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).
Đền Thánh mẫu - nơi thờ Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần ở xã Xuân Lam.
Lễ hội đền Thánh Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần ở xã Xuân Lam là dịp để tri ân các bậc tiền nhân đã có công trong việc chống giặc ngoại xâm.
Theo đó, các hoạt động được diễn ra từ ngày 16/4 - 20/4 (tức ngày 19/3 - 23/3 âm lịch), bao gồm: giải bóng chuyền nữ toàn huyện (từ ngày 16 – 17/4); liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ mẫu (ngày 18/4); tổ chức gói bánh chưng truyền thống và giải kéo co dân gian (ngày 19/4); lễ rước Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần; giao lưu văn nghệ và lễ giỗ (ngày 20/4).
Huyện Nghi Xuân cũng đã chỉ đạo các phòng, ban và địa phương liên quan tập trung tuyên truyền từ trực quan sinh động trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội về các hoạt động; xây dựng kế hoạch, kịch bản tổ chức lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần; chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức nghi lễ cho Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần.
Xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, ATGT, phòng chống cháy nổ trước và trong lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần và các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao; điều hành lưu lượng xe trong bãi, tại đường vào, đường ra để tránh ùn tắc giao thông.
Lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là bảo tồn các giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống trên địa bàn; tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của huyện nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch tâm linh.
Hoàng hậu Ngọc Trần tên thật là Phạm Thị Ngọc Trần, sinh năm 1386, tại huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), từ trần ngày 24/3/1425. Bà là một liệt nữ trung hiếu vẹn toàn, tận tụy, cùng Bình Định Vương Lê Lợi đánh thắng giặc Minh thống nhất giang sơn đất nước.
Theo sử sách, những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bà đã cùng Bình Định Vương Lê Lợi và các tướng sỹ xông pha trận mạc. Ngày 24/3/1425, khi đánh thành Trào Khẩu - Nghệ An, Hoàng hậu Ngọc Trần đã tự hiến mình cho thủy thần trên dòng sông Lam để thần phù hộ cho nghĩa quân thắng giặc. Thi thể của bà đã được quản tại Núi Na, làng Lộc Điền, tổng Tam Đăng (nay là thôn 5, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân).
Hằng năm, chính quyền và Nhân dân địa phương trang trọng tổ chức lễ giỗ Hoàng hậu Ngọc Trần theo nghi thức cổ truyền của dân tộc.
Tết Bunpimay được tổ chức cho các lưu học sinh Lào theo học tại Trường Đại học Hà Tĩnh là hoạt động ý nghĩa, góp phần tô thắm tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước.
Yêu và đến với dân ca ví, giặm từ sớm, cô bé Nguyễn Ngọc Gia Hân (lớp 4, Trường Tiểu học Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lan tỏa tình yêu đó bằng những cách rất đặc biệt.
Ngay từ khi công chiếu tại Hà Tĩnh, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đã chinh phục hàng nghìn khán giả, qua đó, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong lòng người xem.
Các hoạt động được tổ chức nhân Ngày Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng...
Đền Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là di tích lịch sử cấp quốc gia. Được xây dựng từ thế kỷ XVIII, đến nay, đền vẫn giữ được kiến trúc độc đáo cùng nét cổ kính.
MV "Victory - Bond in Vietnam" với những hình ảnh đẹp mê hoặc của Vịnh Hạ Long, do Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam phối hợp sản xuất vừa chính thức ra mắt.
Việc đặt linh vật không phù hợp với văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục tại một số cơ sở ở Hà Tĩnh đang gây ra những phản cảm trong không gian văn hóa tâm linh.
Sáng 7/4 (tức 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, UBND thị xã Hồng Lĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025.
Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Hà Tĩnh đã thành kính dâng cúng vật phẩm, thể hiện lòng biết ơn công lao của Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
Thế Thơm có phải là con của bố không? Chồng tôi lắc đầu. Cốc một cái vào trán tôi. Ngày nay, muốn biết quan hệ huyết thống của con người đâu có gì khó...
Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.
Nhằm phục vụ du khách về với biển Hà Tĩnh, nhiều nhà hàng hải sản đã tích cực chỉnh trang hạ tầng, chuẩn bị nguồn hải sản tươi ngon, lên thực đơn hấp dẫn.
Bức "Ba người phụ nữ" của Nguyễn Gia Trí vừa được bán giá 2,07 triệu USD (khoảng 53 tỷ đồng) trong phiên đấu giá tại Hong Kong (Trung Quốc). Các họa sĩ đã tiết lộ vì sao tranh lại có giá cao như vậy.
Đền Chân Long ở xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là công trình vua tạ ơn thần, chiêu hồn người đã ngã xuống trên sa trường, cũng là nơi linh thiêng để mọi người cầu an.
Lễ giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở đền Chợ Củi (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) là dịp nhắc nhở các tầng lớp nhân dân biết ơn các bậc tiền nhân đã cứu giúp dân lành và thẳng tay trừng trị những kẻ bất nhân, bất nghĩa.
Nếu bạn muốn khám phá Thái Lan và Trung Quốc trong những kỳ nghỉ lễ dài ngày sắp tới, Vietravel Nghệ An sẽ đồng hành để bạn thỏa sức vui chơi với nhiều điểm đến ấn tượng.
Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.