Nhiều hoạt động văn hóa dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 tại Khu di tích Đại Hùng (phường Đậu Liêu) sẽ diễn ra từ ngày 13-14/4/2019 (tức ngày 9-10/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Nhiều hoạt động văn hóa dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Lãnh đạo Hồng Lĩnh cử hành lễ tế tại Lễ giổ tổ Hùng Vương năm 2018

Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Đại Hùng, thuộc phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh. Nội dung lễ hội gồm có 2 nội dung chính là phần hội và phần lễ.

Trong đó, phần hội có các nội dung thi đấu giải đẩy gậy truyền thống toàn thị xã; đêm giao lưu văn nghệ "Tiếng hát từ cội nguồn". Phần lễ có các nội dung: Tổ chức dâng hương báo lễ và lế tế dân gian; lễ rước bài vị và dâng các vật phẩm cúng tế các Vua Hùng; lễ tế Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng; nghi lễ Nhà nước...

Nhiều hoạt động văn hóa dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Lễ giỗ tổ Hùng Vương hàng năm thu hút hàng ngàn du khách thập phương

Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Đinh Văn Hồng cho biết: Thị xã Hồng Lĩnh đã triển khai kế hoạch, thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban để triển khai thực hiện các công việc. Các hoạt động hướng về ngày giỗ tổ được chuẩn bị chu đáo, từ công tác tu sửa các hạng mục tại chùa, chuẩn bị mặt bằng, công tác tuyên truyền, xây dựng chương trình, nội dung buỗi lễ... Bên cạnh đó, thị xã đã triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT, ATGT trước, trong và sau lễ hội. Với sự chuẩn bị chu đáo, Lễ giổ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng năm nay sẽ để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng của nhân dân và khách thập phương.

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Bảo tàng Hoa Cương - Nơi lưu giữ những kỷ vật quý của Việt Nam

Xuất phát từ ý tưởng lưu giữ lại những những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước, nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) trong 50 năm đã dày công sưu tầm hàng ngàn hiện vật, tài liệu, bút tích quý hiếm.
 Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Soi đèn đi nhặt "lộc biển"

Khi màn đêm buông xuống, thủy triều bắt đầu rút sâu, hàng trăm người dân đã đổ về bãi biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhặt "lộc biển" dạt kín bờ.
"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

"Viên ngọc xanh" giữa vùng thượng Kỳ Anh

Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Thanh bình xóm đạo miền núi Vũ Quang

Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.