Những “canh bạc” lớn về công nghệ

Có người chiến thắng và cũng có kẻ thất bại, hãy cùng điểm mặt những “canh bạc” lớn, nơi các hãng công nghệ đã đánh cược rất nhiều niềm tin, tiền bạc và thậm chí là vận mệnh công ty vào đó.

Nếu không có những hãng công nghệ dám mạo hiểm và sáng tạo, chúng ta không thể có được nhiều tiện ích tuyệt vời như ngày nay. Mỗi lần đưa ra quyết định lớn, thực chất một hãng công nghệ đang có một lần đánh cược. Vậy đâu là những cuộc đánh cược thông minh nhất và ngốc ngếch nhất lịch sử công nghệ? Trong khi một số quyết định được ca ngợi là sáng suốt nhưng cuối cùng lại thất bại, một số quyết định bị chê là dại dột nhưng hóa ra lại thành công.

Hãy cùng điểm mặt những “canh bạc” công nghệ lớn và kẻ thắng, người thua trong đó.

Những kẻ chiến thắng

Apple iPad

Khi Apple công bố iPad, không ai hoàn toàn chắc chắn thiết bị này dành cho mục đích gì. Tạp chí Cnet đã từng dự đoán: “Có thể có 800 người định mua iPad”. Chủ tịch Satoru Iwata của Nintendo thì nhận xét: “Nó chỉ là một chiếc iPod touch có kích thước lớn hơn. Apple có thể đã đánh mất sức mạnh ma thuật của họ”. Huffington Post thì cho rằng iPad “Không có gì nổi bật”. Vậy mà bằng cách nào đó, iPad đã vượt qua được những nhận xét để thành công, định nghĩa một loại hình máy tính mới, đánh bại netbook và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường máy tính.

Microsoft Xbox

Máy chơi game Xbox đầu tiên ra mắt vào năm 2001 của Microsoft bị Venturebeat ví như một cái hố “ngốn” tiền. Tính tới năm 2005, Microsoft đã bị lỗ 3,7 tỷ USD vì máy Xbox thế hệ đầu. Tuy nhiên, Microsoft vẫn tiếp tục đổ tiền vào bộ phận game cho tới khi mảng kinh doanh này bắt đầu đem lại lợi nhuận. Bộ phận thiết bị giải trí của Microsoft hiện đã trở thành mảng kinh doanh trị giá nhiều tỷ đô la.

Nokia tập trung vào Windows Phone

Năm 2011, Nokia đã đánh cược lớn vào Windows Phone. Hiện nay Nokia chiếm 4/5 doanh số Windows Phone. Cùng với sự suy giảm liên tục của BlackBerry, Windows Phone đã vượt lên trở thành hệ hành di động đứng thứ ba như Nokia hứa hẹn. Như vậy là canh bạc với Windows Phone của Nokia dường như đã đem lại kết quả.

Heavy Rain

Mặc dù không phải game có chi phí sản xuất đắt nhất (danh hiệu đó thuộc về GTA V với chi phí sản xuất ước tính 137 triệu USD), Heavy Rain cũng tiêu tốn của Sony rất nhiều tiền: 16,7 tỷ USD để sản xuất, và tăng lên tới 40 triệu USD sau khi cộng thêm chi phí tiếp thị và phân phối. Tuy vậy, Sony đã thành công trong cuộc mạo hiểm này. Game Heavy Rain tạo ra hơn 100 triệu USD.

Apple Store

Trước quyết định mở các cửa hàng bán lẻ Apple Store của Apple, trang TheStreet.com từng cho rằng đã đến “thời kỳ tuyệt vọng ở Cupertino (nơi Apple đặt trụ sở)”, rằng “sản phẩm của Apple không nhận được sự chú ý của các nhà bán lẻ vì chúng bán không chạy lắm”. BusinessWeek đưa ra lời nhận xét rất đặc trưng: “Jobs nghĩ rằng ông có thể làm tốt hơn các nhà bán lẻ có kinh nghiệm”. Nhưng Jobs đã đúng. Tính tới năm 2012, Apple Store mang về nhiều doanh thu trên đơn vị diện tích cao hơn bất kỳ nhà bán lẻ nào của Mỹ.

Những người thua cuộc

Blackberry PlayBook

RIM quyết định rằng, cách tốt nhất để đánh bại Apple là tạo ra một chiếc tablet, nhưng điều đó đã trở nên tệ hại. Năm 2011, máy tính bảng PlayBook giá 500 USD quá vội vã trình làng, tới nỗi nó không được tích hợp sẵn các ứng dụng email và lịch. RIM cược rằng khách hàng sẽ không quan trọng vấn đề này, nhưng họ đã sai.

HP và Palm

Thương vụ mua lại Palm với giá 1,2 tỷ USD của HP không phải một ý tưởng tồi. Kế hoạch này, nhằm sử dụng hệ điều hành WebOS của Palm để cạnh tranh trên thị trường di động, mà không cần Windows Phone hoặc Android – những hệ điều hành mà các đối thủ của HP đã sử dụng. Tuy nhiên, ý tưởng này không được thực hiện tốt. Máy tính bảng chạy hệ điều hành WebOS đã thất bại, HP đánh mất sự hứng thú và rao bán WebOS. Cuối cùng, WebOS được bán lại cho LG vào đầu năm 2013 với mức giá không được tiết lộ, nhưng có lẽ không cao.

Nintendo Wii U

Nintendo đang mất tiền cho mỗi máy Wii U bán ra, và điều này không nằm trong kế hoạch dài hạn. Nintendo dự kiến doanh số Wii U sẽ dần dần tăng và họ sẽ có khả năng giảm giá sản phẩm và thu hút khách hàng, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong khi các nhà bán lẻ chuẩn bị đón Xbox One và PS4, hi vọng của Nintendo càng khó trở thành hiện thực hơn.

Theo ictnews.vn

Đọc thêm

AI ngày càng nguy hiểm

AI ngày càng nguy hiểm

Nghiên cứu của MIT cho thấy lạm dụng ChatGPT có thể làm suy giảm khả năng tư duy phản biện, đặc biệt ở người trẻ khi não bộ vẫn đang trong quá trình phát triển.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Theo Microsoft, người lao động ngày nay đang kiệt sức, "gần như không thể theo kịp" nhịp độ công việc, khi ngày làm việc bị kéo dài vô hạn bởi các cuộc họp và tin nhắn liên tục.
Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Trước mối nguy bảo mật, công ty mẹ của Gmail kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu sang hình thức an toàn hơn.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
BlackBerry sắp trở lại

BlackBerry sắp trở lại

Một công ty Trung Quốc muốn hồi sinh mẫu smartphone BlackBerry Classic (Q20) với hệ điều hành Android và trang bị phần cứng hiện đại.