Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Một số ấn là bảo vật quốc gia như Môn Hạ Sảnh ấn, Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo... đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Môn Hạ Sảnh ấn được làm bằng đồng, cao 8,5 cm, kích thước mặt 7,3 cm x 7,3 cm, niên hiệu Long Khánh 5, Trần Duệ Tông (năm 1377). Năm 1962, ấn được phát hiện tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012. Ấn được tạo ba cấp, núm hình chữ nhật, chỏm cong giống hình bia đá.

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Hai cạnh của lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán (kiểu chữ Chân): Môn Hạ Sảnh ấn (ấn của Sảnh Môn Hạ) và Long Khánh ngũ niên ngũ nguyệt nhị thập tam nhật tạo (chế tạo vào ngày 23 tháng 5, niên hiệu Long Khánh thứ 5, đời vua Trần Duệ Tông, năm 1377).

Đây là một trong những ấn biểu hiện quyền lực của Nhà nước phong kiến, dùng để đóng những văn bản hành chính quan trọng của triều đình nhà Trần, từ thời vua Trần Duệ Tông về sau. Sảnh Môn Hạ là một trong 3 sảnh, cơ quan cao nhất của hệ thống chính quyền trung ương nhà Trần, và là cơ quan thân cận của nhà vua, có nhiệm vụ giữ bảo ấn, truyền lệnh của vua tới các quan và các công việc lễ nghi trong cung.

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Mặt ấn vuông, đúc nổi 4 chữ Hán (kiểu chữ Triện): Môn Hạ Sảnh ấn. Môn Hạ Sảnh ấn là chiếc ấn đồng hiện biết có niên đại sớm nhất và nội dung rõ ràng nhất liên quan đến lịch sử hành chính trung ương triều Trần. Cho tới nay, những phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam rất ít. Vì thế, đây cũng là hiện vật đặc biệt quý hiếm trong di sản văn hóa dân tộc.

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo được làm bằng vàng, cao 6,3 cm; dày 1,1 cm; rộng 10,84 cm x 10,84 cm và nặng 2,35 kg. Ấn được đúc 1709, thời Lê Trung Hưng và trở thành bảo vật quốc gia năm 2016. Đây là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của nhà Nguyễn.

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Ấn hình vuông, núm ấn là tượng nghê vờn ngọc, đầu ngẩng cao, quay về bên trái, vây lưng nổi hình đao mác. Hai bên lưng ấn khắc 2 dòng chữ Hán, bên trái là Kê bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (cộng vàng 8 tuổi, nặng 6 thỏi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân); bên phải là Vĩnh Thịnh ngũ niên, thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh 5, tức năm 1709 dưới triều vua Lê Dụ Tông). Cạnh dưới khắc 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư). Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Mặt ấn đúc chữ Hán (kiểu chữ Triện) Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo (vật báu của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Đời Vua Gia Long (1802-1819), bảo ấn được chọn làm báu vật truyền ngôi của vương triều Nguyễn và được lưu giữ rất cẩn trọng. Tại chùa Thiên Mụ (thành phố Huế) còn lưu dấu kim bảo này trên tấm bia do chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng năm 1715. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo được làm bằng vàng, cao 11,9 cm; mặt ấn 13,6 cm x 13,7cm x 13,6 cm x 13,7 cm; dày 1,9 cm và nặng gần 9 kg. Ấn được đúc vào niên hiệu Minh Mệnh thứ 8 (1827), được triều đình nhà Nguyễn chuyển giao cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945 và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2021.

Ấn tạo thành hai cấp hình vuông, quai là tượng rồng uốn khúc, đầu vươn về phía trước, hai sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân rồng 5 móng. Trên lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán với bên phải là Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo (Đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8, 1827). Bên trái là Thập tuế kim, trọng nhị bách tam thập tứ lượng tứ tiền tam phân (vàng 10 tuổi, nặng 234 lạng 4 tiền 3 phân).

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Mặt ấn đúc nổi 6 chữ Triện: Hoàng đế Tôn thân chi bảo. Đây là một trong những ấn được vua Minh Mệnh sau khi lên ngôi, tiếp tục cho đúc thêm để bổ sung vào hệ thống ấn tín của hoàng đế và vương triều. Ấn hiện có trọng lượng lớn nhất trong bộ sưu tập ấn triện bảo vật hoàng cung triều Nguyễn cũng như của các triều đại phong kiến Việt Nam hiện biết. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Những chiếc ấn bảo vật quốc gia

Ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc, cao 14,5 cm, dày mặt 4,3 cm, rộng mặt 12,8 cm x 13,2 cm, nặng hơn 2,6 kg. Ấn ra đời năm Thiệu Trị thứ 7, thời Nguyễn (1847) và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017.

Ấn gồm hai phần: quai ấn và ấn. Quai ấn chạm khắc hình rồng và được thể hiện dưới dạng rồng cuộn (rồng ổ), đầu ngẩng cao, chân 5 móng, đuôi xoắn.

Đây là chiếc ấn ngọc thứ 3 của vua Thiệu Trị, cũng là ấn ngọc quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật cung đình triều Nguyễn. Bản thân nhà vua làm lễ Đại tự cho khắc chữ trên mặt ấn ngọc này. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Mặt ấn hình vuông khắc nổi 9 chữ Hán (kiểu chữ Triện): Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ (Ấn ngọc truyền quốc của nước Đại Nam nhận mệnh lâu dài từ Trời).

Ấn dùng trong Đại lễ Tế Giao hàng năm ở Đàn Nam Giao (Kinh đô Huế), và dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn cho làm hơn 100 chiếc ấn (làm bằng vàng, bạc thì gọi là Kim bảo, chế tác bằng ngọc thì gọi là Ngọc tỷ nhưng về sau không phân biệt rõ). Trong đó, riêng thời vua Minh Mạng (1820-1840) và thời vua Tự Đức (1848-1883), mỗi thời có đến 15 chiếc ấn.

Mới đây, Việt Nam đã đàm phán thành công nhằm hồi hương ấn Hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng từ Pháp.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.