Những ngóc ngách thú vị trên tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam

Được mệnh danh là thành phố giữa biển, cuộc sống thường nhật trên tàu sân bay Mỹ trông khá quen thuộc: đi làm, tập gym, gọi điện cho cha mẹ... và tất nhiên có những thứ chỉ tàu sân bay mới có!

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman di chuyển qua eo biển Homuz - Ảnh: US NAVY

Hàng không mẫu hạm là trái tim của Hải quân Mỹ. Boong tàu, với diện tích gần 20.000m2, có thể gọi là một lãnh thổ nổi của Mỹ trên biển, một căn cứ quân sự có khả năng biểu dương sức mạnh quân sự hùng mạnh trên không và trên biển.

Hàng không mẫu hạm rất đắt tiền, các con tàu lớp Ford có thể trị giá tới 13 tỉ USD, nhưng chúng phục vụ được đến 50 năm.

Với sức chứa hơn 5.000 thủy thủ, một tàu sân bay Mỹ có khả năng thực thi các nhiệm vụ trên đại dương trong nhiều tháng liên tục. Điều này cho phép Mỹ triển khai lực lượng quân sự hùng mạnh đến bất cứ ngóc ngách nào trên quả địa cầu, vào bất kỳ thời điểm nào.

Theo thông báo chính thức của Việt Nam, đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer sẽ chính thức thăm TP. Đà Nẵng từ ngày 5-3 đến 9-3-2018.

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ và Không quân Chile bay theo đội hình phía trên hàng không mẫu hạm USS George Washington - Ảnh: US NAVY

Trên tàu sân bay, tài nguyên và nhân lực tập trung chủ yếu cho hoạt động bay của phi đội chiến đấu cơ.

Công tác chuẩn bị cho một lần cất cánh giống như một vũ điệu ba lê được phối hợp nhịp nhàng. Mỗi "vũ công" có một vai trò khác nhau và họ được phân biệt bằng 7 màu sắc gồm tím, xanh nước biển, xanh lá, vàng, đỏ, nâu và trắng.

Cụ thể, màu đỏ là trang phục của các nhân viên phụ trách vũ khí, chất nổ, cứu hộ và xử lý tình huống tai nạn; màu tím phụ trách nhiên liệu; xanh nước biển phụ trách máy bay, thang máy, xe kéo; màu trắng là nhân viên y tế, theo dõi an toàn, sĩ quan ra tín hiệu hạ cánh...

Dưới đây là một vài ví dụ:

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Một nhóm "áo đỏ" lắp vũ khí vào chiến đấu cơ F-18 trên tàu sân bay USS Harry S. Truman - Ảnh: REUTERS

Khoảng cách vật lý xa quê hương và đất liền càng thêm nặng nề bởi không có chút sóng di động hoặc wifi nào trên tàu, trong khi đường truyền internet vệ tinh chạy rất chậm.

Các thủy thủ trên chiếc USS Harry S. Truman cho biết tổng dung lượng đường truyền internet của họ chỉ tương đương 50% một căn hộ trung bình ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Một thủy thủ trên chiếc USS Harry S. Truman dùng dịch vụ điện thoại trả tiền để liên lạc về với gia đình - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Một phi công ngồi trong phòng chờ dành cho đội bay trên chiếc USS Harry S. Truman - Ảnh: REUTERS

Trên mẫu hạm USS George HW Bush, giờ tắt đèn bắt đầu từ 22h mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng có thể đi ngủ. Một thủy thủ thuộc bộ phận hậu cần cho biết công việc của anh chỉ cho phép ngủ 3-4 giờ mỗi đêm, và anh phải tranh thủ ngủ bù những giấc ngắn vào ban ngày.

Việc giấc ngủ không được ưu tiên là một điều gây ngạc nhiên bởi thủy thủ đoàn tàu sân bay làm những công việc rất nặng và khó khăn.

Có thể nói chiếc USS George HW Bush được điều khiển chủ yếu bởi những thanh niên mới 18-19 tuổi, trong khi những người phụ trách hoạt động bay vận hành 1,82 hecta "bất động sản nguy hiểm nhất thế giới".

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Bộ phận tổ chức thư tín trên chiếc USS Harry S. Truman. Việc gửi và nhận thư của người thân cũng là một cách để đội thủy thủ bớt nhớ nhà - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Công việc ở bộ phận giặt ủi trên tàu sân bay USS Harry S. Truman - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Một phi công chuẩn bị lên đường thực hiện nhiệm vụ - Ảnh: REUTERS

Các thủy thủ tàu sân bay làm gì để tiêu khiển?

Ngoài việc nghỉ ngơi, họ có thể tập gym, uống cà phê, đi mua sắm hoặc... cắt tóc. Mỗi tàu có hẳn một huấn luyện viên gym chuyên nghiệp, đàn đồng ca và cả ban nhạc chính thức phục vụ hoạt động giải trí

Và giống như ở mọi thành phố khác, tàu sân bay cũng nơi một số thủy thủ gặp gỡ người vợ/chồng tương lai của mình.

"Hẹn hò không phải là việc chúng tôi nên làm trên tàu, nhưng điều đó cũng khó kiểm soát, làm sao bạn điều khiển được cảm xúc của mình?" - sĩ quan Tripp trên tàu sân bay USS George HW Bush bày tỏ.

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Một quầy cà phê Starbuck trên tàu sân bay USS Harry S. Truman - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Thủy thủ tập gym để có thể lực đảm đương công việc - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Rảnh rỗi nên đi... cắt tóc - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Xếp hàng để được phụ vụ thức ăn trên tàu sân bay - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Trên tàu sân bay USS Harry S. Truman cũng có siêu thị mini - Ảnh: REUTERS

nhung ngoc ngach thu vi tren tau san bay my sap tham viet nam

Đây là một cửa hàng tương tự trên tàu sân bay USS Eisenhower - Ảnh: REUTERS

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.