Nụ cười vào tâm dịch Bắc Giang

Trên mạng xã hội đang chia sẻ hình ảnh nụ cười của một bác sĩ trẻ tình nguyện trước giờ rời TP.HCM chi viện cho tâm dịch Bắc Giang, khiến nhiều người xúc động.

Nụ cười vào tâm dịch Bắc Giang

Nụ cười tỏa nắng của bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu khi quyết định “xuống tóc” để đi vào tâm dịch Bắc Giang - Ảnh: Q.NG.

Đó là nụ cười tỏa nắng của bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu, hiện công tác tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Nụ cười ấy thật tươi khi vị bác sĩ sinh năm 1993 này đang cạo đi mái tóc của mình, để chuẩn bị chi viện cho tâm dịch Bắc Giang vì “đi chưa biết ngày nào về”!

Nhìn bác sĩ cười thật tươi khi “xuống tóc”, nhiều bạn khi chia sẻ lại trên mạng xã hội, trang cá nhân của mình đã bày tỏ sự cảm kích, có người đã rơi nước mắt vì tấm lòng của chàng bác sĩ trẻ.

Tối nay 29-5, bác sĩ Đặng Minh Hiệu sẽ cùng thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Phương Nguyệt Anh (SN 1987) - khoa chấn thương chỉnh hình và thạc sĩ - dược sĩ Trương Văn Đạt (SN 1988) - bí thư Đoàn Trường đại học Y dược TP.HCM lên đường chi viện cho tâm dịch Bắc Giang.

Chia sẻ trước giờ lên đường, bác sĩ Hiệu nói ngày ngày theo dõi tin tức từ tâm dịch, anh thấu hiểu phần nào sự phức tạp của đợt dịch lần này và mong có dịp được góp sức cùng các đồng nghiệp nơi tuyến đầu ấy.

“Tôi mong đến ngày có lệnh điều động để bản thân có thể thực hiện được lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến phần nào sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch, sớm trả lại cuộc sống bình yên cho dân. Và hôm nay tôi đã đạt ý nguyện ấy” - bác sĩ Đặng Minh Hiệu nói.

Nụ cười vào tâm dịch Bắc Giang

Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu - Ảnh: Q.NG.

Nhìn thấy nụ cười lạc quan của đồng nghiệp trẻ, PGS.TS.BS Lê Minh Khôi (trưởng phòng khoa học đào tạo Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) xúc động: “Một tấm ảnh hơn ngàn lời nói. Có lẽ nói nhiều nữa cũng bằng thừa. Nụ cười ấy, ánh mắt ấy, tâm thế hiến dâng ấy đã vượt lên trên tất cả những mỹ từ đẹp đẽ nhất. Cảm ơn em, một người thầy thuốc trẻ trong trăm ngàn người thầy thuốc Việt Nam”.

Được biết, ba gương mặt trẻ sẽ lên đường tối nay chỉ là một vài trong số nhiều bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Thạc sĩ Trương Văn Đạt cho biết các bạn đến hỗ trợ tâm dịch Bắc Giang kèm quà tặng là 6.000 khẩu trang N95, 2.000 bộ kit test nhanh SARS-CoV-2 do Tập đoàn đầu tư tài chính Green+ tài trợ. Trước đó, trường cũng đã vận động hỗ trợ TP Thủ Đức 3.000 khẩu trang N95, 1.000 bộ kit test nhanh SARS-CoV-2.

“Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục nhận đăng ký và dự kiến có những đoàn bác sĩ tình nguyện của trường và bệnh viện tham gia chi viện cho những vùng dịch sắp tới cùng với thiết bị, vật tư y tế vận động được” - anh Đạt cho biết.

Theo tuoitre.vn

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?