Phát hiện chấn động về “thế giới đại dương” dưới bề mặt sao Hỏa

Phát hiện mới về hồ nước rộng 20 km trên bề mặt sao Hỏa cho thấy nước không chỉ hiện diện trên hành tinh đỏ trong quá khứ mà còn tồn tại hiện nay. Điều này làm tăng hy vọng về khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh đỏ.

Theo tờ Telegraph, hồ nước mới phát hiện nằm ở dưới 1,5 km băng đá, gần cực nam của sao Hỏa, rộng khoảng 20km và sâu khoảng 1 mét. Đây là bằng chứng đầu tiên về một vùng nước liền mạch còn tồn tại ngày nay.

Phát hiện chấn động về “thế giới đại dương” dưới bề mặt sao Hỏa

Phát hiện mới về hồ nước rộng 20 km trên bề mặt sao Hỏa

Hồ nước lỏng được tìm thấy thông qua thiết bị radar Marsis trên tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo sao Hỏa Mars Express. Dmitri Titov, nhà khoa học dự án Mars Express của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ESA cho biết: “Đây là phát hiện đặc biệt, được coi là một điểm nhấn sáng nhất cho khoa học vũ trụ và sẽ góp phần tăng thêm sự hiểu biết của con người về hành tinh đỏ, lịch sử nước trên sao Hỏa và khả năng sinh sống”.

Cũng theo ông Dmitri Titov, sau thời gian dài hoạt động của dự án Mars Expressvà nỗ lực hết sức của đội radar, vượt qua nhiều phân tích phức tạp đã cho ra kết quả ngoài sự mong đợi này và nó vẫn còn chứa nhiều tiềm năng để nghiên cứu sâu hơn.

Những thiết bị radar như Marsis xem xét bề mặt và lớp đất trung gian dưới bề mặt hành tinh bằng cách phát tín hiệu và kiểm tra thông tin phản hồi. Dải màu trắng liên tục trong hình ảnh radar đánh dấu nơi bắt đầu trầm tích nhiều lớp ở cực nam, nơi băng và bụi tích tụ giống như bánh ngàn lớp. Ở bên dưới vùng này, các nhà nghiên cứu phát hiện điểm bất thường.

Phát hiện chấn động về “thế giới đại dương” dưới bề mặt sao Hỏa

Hình ảnh phân tích cho thấy hồ nước bên dưới lớp băng đá sao Hỏa

Mars Express được ra mắt vào 2/6/2003. Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng nước từng có rất nhiều trên sao Hỏa vì họ đã thu thập được bằng chứng về hồ cạn và lòng sông trong quá khứ. Roberto Orosei, điều tra viên chính của thí nghiệm Marsisvà là tác giả chính của bài báo được công bố trên tạp chí Khoa Học cho biết: “Đây chỉ là một khu vực nghiên cứu nhỏ nên chúng ta có thể hi vọng có nhiều hơn những hồ nước ở những vị trí khác bên dưới lớp băng đá trên sao Hỏa.” Jonathan Lunine là giám đốc của Trung tâm Vật lý thiên văn và Hành tinh tại Đại học Cornell cho biết giờ có thể gọi sao Hỏa và “thế giới đại dương” nhiều khả năng chứa đựng sự sống.

Ông nói: “Khả năng có hồ nước lớn tại cực nam sao Hỏa khiến hành tinh đỏ có thể trở thành một thế giới đại dương, tồn tại nước dưới lớp băng. Sao Hỏa thời cổ đại có thể có đại dương dưới lớp băng, cùng với việc phát hiện các phân tử hữu cơ tại miệng núi lửa Gali từ robot Curiosity, làm tăng khả năng tồn tại sự sống của vi sinh vật tại thời điểm hiện tại trên sao Hỏa”.

Theo Infonet

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.