Phát hiện mưa sắt rơi dồn dập trong lòng Trái Đất

Các hạt sắt nhỏ ở lõi ngoài Trái Đất đang rơi xuống bề mặt lõi trong tạo ra cơn mưa dữ dội, không ngớt.

Trong báo cáo mới đăng trên tạp chí JGR Solid Earth , các nhà nghiên cứu cho biết vô số hạt sắt nhỏ từ lõi ngoài Trái Đất đang rơi xuống lõi trong, tạo thành lớp vỏ sắt dày đến 321 km.

Lần đầu tiên các nhà khoa học chú ý đến lớp sắt ngăn cách lõi trong và ngoài Trái Đất vào những năm 1960.

Phát hiện mưa sắt rơi dồn dập trong lòng Trái Đất

Lõi Trái Đất là khu vực nóng và sâu nhất, con người hiện chưa thể tới được. Ảnh: Getty Images .

“Thật kỳ quái khi nghĩ về chúng”, nhà địa chất học Nick Dygert thuộc Đại học Tennessee chia sẻ khi nói về lớp tinh thể sắt rơi từ lõi ngoài xuống lõi trong của Trái Đất với khoảng cách hàng trăm km. Sau khi rơi xuống, chúng nguội dần và đóng thành lớp sắt dày.

Để nghiên cứu lớp sắt, các nhà khoa học sử dụng nhiều phương pháp kỹ thuật chứ không thể xuống trực tiếp lõi Trái Đất. Theo đó, họ phân tích tín hiệu của sóng địa chấn được tạo bởi các trận động đất, gợn sóng bên trong Trái Đất. Chúng được ghi nhận bởi các trạm quan sát địa chấn trên khắp thế giới.

Phát hiện mưa sắt rơi dồn dập trong lòng Trái Đất

Các hạt sắt nhỏ đang rơi từ lõi ngoài nóng chảy xuống lõi rắn bên trong Trái Đất. Ảnh: Jackson School of Geosciences .

Phân tích sóng địa chấn rất quan trọng khi nghiên cứu lõi Trái Đất bởi tín hiệu của chúng có thể hé lộ môi trường mà chúng đi qua. Có nhiều loại sóng địa chấn: sóng sơ cấp (sóng P) di chuyển rất nhanh, có thể đi qua loại vật liệu bất kỳ gồm chất rắn, lỏng và khí, thường được ghi nhận trước khi động đất xảy ra; sóng sơ cấp (sóng S) di chuyển chậm hơn và chỉ đi qua chất rắn. Cả sóng S và P được gọi là sóng khối (body waves).

Gần đây, một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) do Youjun Zhang dẫn đầu đã phát hiện dấu hiệu bất thường của sóng P và sóng S. Chúng di chuyển chậm hơn khi truyền qua bán cầu Tây của lõi ngoài Trái Đất, nhưng tăng tốc khi đi qua bán cầu Đông của lõi trong Trái Đất.

Sự bất thường này hé lộ rằng bên trong Trái Đất có một “khối tuyết sắt” khổng lồ đang rơi dồn dập xuống lõi trong, khu vực nóng và sâu nhất của Hành tinh xanh.

Các nhà nghiên cứu cho biết tinh thể sắt không thể cảm nhận như tuyết, thay vào đó giống các tinh thể hình thành trong hỗn hợp magma dưới núi lửa, gần bề mặt Trái Đất.

Nghiên cứu thú vị này đã mang lại một góc nhìn mới trong khoa học hành tinh, giúp chúng ta hiểu thêm về sự hình thành của Trái Đất và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Điều gì xảy ra nếu Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời? Nếu Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời, nhiều khả năng sự sống sẽ không tồn tại trên hành tinh này.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.