Hai hũ gốm sành có kích thước bằng nhau, cao 19cm, đường kính miệng 9cm, đường kính đáy 8cm, đường kính thân 15cm; thân phình, miệng và đáy thóp, trên vai có trang trí gờ nổi đường tròn bao quanh; toàn thân trang trí hoa văn khắc vạch kéo dài từ miệng đến đáy, đế tròn chân cao hình chân voi và thường được gọi là hũ chân voi.
Chiếc hũ sành chân voi
Chiếc đĩa miệng tròn đường kính 15cm, đáy nhỏ đường kính 5,5cm, cao 4cm; lòng đĩa trang trí hoa văn chìm, các chấm tròn bao quanh miệng đĩa và bông hoa cúc 19 cánh bằng nhau; chính giữa đĩa trang trí nhánh hoa cúc mờ; bên ngoài đĩa để trơn; hai mặt trong ngoài tráng men ngọc (celadon); đế để thô.
Chiếc đĩa men ngọc trang trí hoa cúc
Chiếc bát được tráng men ngọc (celadon), miệng loe, đáy thóp, để thô; đường kính miệng 17cm, đường kính đế 4,5cm, cao 5cm; lòng bát trang trí nhiều hoa cúc và lá cúc.
Chiếc bát tráng men ngọc
Tất cả hiện vật trên được chủ nhà tìm thấy cách mặt đất 50cm, gần ngôi mộ tổ họ Lê Văn mà hậu duệ là Lê Văn Xướng, đỗ Hoàng giáp chế khoa Ất Sửu (1565) dưới thời vua Lê Anh Tông.
Việc phát hiện này giúp các nhà lịch sử, khảo cổ nghiên cứu quá trình tụ cư của người Việt thời Lý – Trần ở xã Xuân Trường và huyện Nghi Xuân.
Các cổ vật trên đã được Bảo tàng Hà Tĩnh đưa về bảo quản nhằm phát huy giá trị.