Phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng

(Baohatinh.vn) - Định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng cũng như trọng trách của đội ngũ báo cáo viên.

Sáng 8/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 12 và tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì hội nghị.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Văn Khánh điều hành.

Phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Văn Khánh điều hành.

Tại hội nghị, đại biểu đã được nghe đồng chí Ngô Lê Văn - Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương thông tin nhanh về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tiếp đó, hội nghị được nghe đồng chí Nguyễn Thị Thúy Ngần - Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội truyền đạt chuyên đề: “Những kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV”.

Phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng

Đại biểu theo dõi tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2023 và thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024; quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2024; cho ý kiến về báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển KT-XH, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; kế hoạch tài chính - ngân sách, đầu tư công 3 năm 2024 - 2026; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH.

Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 7 luật, gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi). Quốc hội cũng biểu quyết, thông qua 9 nghị quyết và tiến hành nhiều nội dung quan trọng khác.

Thời gian qua, Ban Tuyên giáo Trung ương và ban tuyên giáo các cấp đã bám sát các sự kiện thời sự chính trị quan trọng của đất nước, khu vực và quốc tế được dư luận xã hội quan tâm, xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các hội nghị báo cáo viên để kịp thời cung cấp thông tin và định hướng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên cơ sở. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận cao trong xã hội.

Tại hội nghị, đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích những hạn chế trong công tác tuyên truyền miệng năm qua và kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Đại biểu đề xuất cần quan tâm chế độ, chính sách đối với đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở; cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở...

Phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Văn Khánh phát biểu ý kiến về kết quả công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị cũng đã xác định một số nhiệm vụ trong tâm của công tác tuyên truyền miệng năm 2024 như: thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở; đổi mới hình thức, tập trung nâng cao chất lượng, tạo chuyển biến rõ rệt trong hoạt động cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền miệng của Đảng...

Kết luận hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đánh giá cao hoạt động tuyên giáo nói chung và công tác tuyên truyền miệng của các địa phương; đồng thời chỉ ra một số hạn chế như: công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại một số địa phương, đơn vị chưa thực sự sắc bén, kịp thời, hiệu quả...

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: ban tuyên giáo các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc, phát huy mạnh mẽ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng cũng như trọng trách của đội ngũ báo cáo viên; đổi mới nội dung, tăng cường tính thuyết phục của công tác tuyên truyền miệng; kết hợp tốt công tác tuyên truyền với nắm bắt dư luận xã hội; tăng cường ứng dụng CNTT... Ngoài ra, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tặng bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân trong toàn quốc vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên năm 2023.

Tại Hà Tĩnh, tính đến tháng 11/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức 11 hội nghị báo cáo viên, trong đó có 6 hội nghị trực tiếp, 5 hội nghị trực tuyến về điểm cầu cấp huyện, cấp xã với hơn 4.900 đại biểu tham dự; cấp huyện tổ chức được 151 hội nghị kết hợp trực tiếp và trực tuyến xuống cơ sở. Nội dung thông tin tại các hội nghị được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo thiết thực, kịp thời, phù hợp với đối tượng người nghe.

Việc tổ chức hội nghị báo cáo viên luân phiên giữa các đơn vị tiếp tục phát huy hiệu quả. Nhiều địa phương đã tổ chức sinh hoạt báo cáo viên theo hình thức luân phiên tại các xã, phường, thị trấn để gắn công tác tuyên truyền với việc nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên cơ sở.

Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng đã góp phần tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc.

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.