Phát minh mới: Keo y tế giúp vết thương hở mau lành

Để đóng miệng các vết thương hở, các bác sĩ thường phải dùng các loại chỉ tự tiêu để khâu, hoặc dùng bấm kim y tế, tuy nhiên cả hai cách nêu trên đều không làm cho vết thương hoàn toàn kín miệng được.

phat minh moi keo y te giup vet thuong ho mau lanh

Theo Engadget, đối với các vết rách ở bên trong cơ thể tại các vị trí rất khó để thực hiện việc khâu kim, hoặc vết rách trên các cơ quan nội tạng thường xuyên co giãn (như phổi), thì hai phương pháp nêu trên hầu như không hiệu quả. Một hướng giải quyết vấn đề này là sử dụng các loại keo dán, nhưng trên thị trường hiện nay chưa có loại keo nào đạt các tiêu chuẩn để có thể được sử dụng một cách hiệu quả trong ngành y tế.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern đã phát triển thành công một loại keo dán y tế có thể thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe trong phẫu thuật.

Nasim Annabi, tác giả của nghiên cứu cho biết:

"Keo phẫu thuật tốt cần đáp ứng các tiêu chí: co giãn tốt, độ dính cao, không độc hại và tương thích sinh học. Hầu hết các loại keo trên thị trường đều chỉ có một hoặc hai thuộc tính trên. Sản phẩm của chúng tôi có tên gọi là MeTro, hoàn toàn tương thích sinh học bởi được tạo ra bằng các protein tương tự như protein tạo nên chất elastin trong cơ thể người. Bằng cách thay đổi sự tập trung của các protein đó, chúng tôi đã tạo ra được keo nước MeTro với các cấp độ đàn hồi khác nhau. Đặc biệt, MeTro sẽ khô chỉ trong 60 giây dưới tác dụng của tia UV".

MeTro hiện đã được thử nghiệm trên chuột để đóng miệng các vết rách trên động mạch, cũng như các lỗ thủng trên phổi, đồng thời nó cũng thành công khi thử nghiệm trên phổi heo, dưới điều kiện phổi liên tục phồng lên và xẹp xuống. Các nhà nghiên cứu dự định sẽ thử nghiệm trên cơ thể người trong thời gian đến.

"Tính ứng dụng của loại keo này là rất lớn, từ việc chữa trị các nội thương nghiêm trọng ngay tại hiện trường các vụ tai nạn giao thông hay trên chiến trường, đến việc nâng cao tính hiệu quả của việc đóng miệng các vết rạch trong phẫu thuật tại bệnh viện",Anthony Weiss, nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney và đồng tác giả nghiên cứu cho biết thêm.

Theo VnReview

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.