Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ xác định công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Điểm cầu Hà Tĩnh.

Chiều 13/10, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo trực tuyến phát triển địa phương với chủ đề “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19; khắc phục đứt gãy kinh tế, tăng cường kết nối giữa các địa phương”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng chủ trì hội thảo.

Cùng dự hội thảo có lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì điều hành.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội thảo. Ảnh Dương Giang/TTXVN

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Thực hiện các giải pháp dứt khoát, kịp thời, quyết liệt

Phát biểu đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định ý nghĩa, mục đích quan trọng của việc tổ chức hội thảo.

Đây là dịp để các địa phương chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình vừa bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi “mục tiêu kép” trong trạng thái “bình thường mới”.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh Dương Giang/TTXVN

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhận định, Việt Nam đã, đang đối mặt với nhiều hậu quả nặng nề của dịch bệnh trên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn ra phức tạp, khó lường, vì vậy, các địa phương cần tập trung các giải pháp bảo đảm tính toàn diện về y tế, kinh tế, xã hội nhằm thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch.

Tiếp đó, hội thảo được nghe Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo phục hồi kinh tế, thích ứng với đại dịch 2022-2023.

Với quan điểm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần nhanh chóng khắc phục khó khăn của nền kinh tế, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, xuất khẩu, tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực.

Xác định rõ quan điểm đảm bảo “mục tiêu kép”, đặt vấn đề sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết, nhưng không gây ách tắc lưu thông, sản xuất, tại hội thảo, đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả trong phòng chống dịch ở từng địa phương, đơn vị.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Đại biểu cũng cho rằng, dịch bệnh dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng bao gồm cả bài học, cơ hội và tương lai mới cho các quốc gia và Việt Nam.

Thảo luận về giải pháp, đại biểu cho rằng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn.

Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc-xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc-xin; thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”.

Phát huy vai trò của người dân trong phòng, chống dịch

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ xác định công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Phát triển địa phương “Phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội thảo. Ảnh Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện khẩu hiệu “5K” của Bộ Y tế; thực hiện chiến lược tiêm vắc-xin phòng dịch mở rộng cho từng đối tượng ưu tiên và người dân; ứng dụng công nghệ số và phát huy vai trò của người dân trong phòng chống dịch. Kiên trì thực hiện chủ trương lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sĩ”; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

Để thực hiện thành công “mục tiêu kép”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu địa phương, đơn vị cần lãnh đạo tập trung thống nhất, tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình. Phát huy đoàn kết dân tộc, nỗ lực biến thách thức thành cơ hội để phấn đấu vươn lên, vượt qua và khẳng định mình.

Tiếp tục tăng cường hệ thống y tế từ trung ương đến cơ sở. Trong phòng, chống dịch cần thực hiện “phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực”. Có giải pháp cụ thể giữ vững kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển ổn định. Thực hiện các hoạt động an sinh xã hội đảm bảo “an ninh, an toàn, an dân”. Tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).