Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết "làm giấy tờ" qua mạng

94% người dùng Internet Việt Nam truy cập mạng hàng ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ người “làm giấy tờ” qua mạng rất thấp.

Báo cáo Digital 2019 được công bố mới đây đã chỉ ra nhiều đặc điểm về hành vi sử dụng Internet của người Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của We Are Social và Hootsuite, tỷ lệ sử dụng Internet ở Việt Nam là 66% (khoảng 64 triệu người), cao hơn trung bình khu vực Đông Nam Á (63%).

Việt Nam vẫn là quốc gia có số lượng người dùng Internet đứng thứ 12 thế giới và đứng thứ 6 ở khu vực châu Á.

CƯ DÂN MẠNG DÀNH GẦN 13 TIẾNG XEM NỘI DUNG TRÊN INTERNET

Đáng chú ý, có tới 94% người dùng Internet Việt Nam truy cập mạng hàng ngày. Mỗi ngày như vậy, họ tiêu tốn trung bình 6h42 để sử dụng Internet, 2h32 cho mạng xã hội, 2h31 dành để xem truyền hình trực tuyến và video theo nhu cầu và 1h11 nữa cho nghe nhạc trực tuyến. Tổng thời gian cho những hoạt động trên là 12 tiếng 56 phút.

Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết “làm giấy tờ” qua mạng

Thời gian trung bình hàng ngày dành cho việc tiêu thụ và tương tác với phương tiện truyền thông của người sử dụng Internet ở Việt Nam.

Những nội dung trực tuyến được ưa chuộng là video (99% người dùng Internet), TV (55%), game (53%), livestreams của người chơi game (32%), các giải thể thao điện tử e-sports (29%).

Google.com tiếp tục là website được truy cập nhiều nhất Việt Nam. Từ khóa tìm kiếm phổ biến trên công cụ này là “phim”, “XSMB”, “XSMN”.

RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT LÀM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA MẠNG

Số người dùng Internet ở Việt Nam ngày càng gia tăng trên cả nước cũng là điều được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ghi nhận. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người Việt Nam tương tác với chính quyền thông qua Internet và biết “làm giấy tờ” trực tuyến.

UNDP đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) để thực hiện báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI, dựa trên kết quả trả lời phỏng vấn của 14.304 người dân trên cả nước.

Trong báo cáo công bố hồi tháng 4/2019, nội dung “Quản trị điện tử” đã lần đầu tiên được bổ sung và trở thành 1 trong 8 chỉ số nội dung thành phần quan trọng.

Theo đó, chưa tới 4% người được hỏi cho biết họ có tiếp cận cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương. Tỷ lệ tìm hiểu thủ tục chứng thực, xác nhận qua cổng thông tin điện tử chỉ tăng từ 2,10% (năm 2016) lên 2,56% (năm 2017) và đạt 3,97% (năm 2018). Đối với tìm hiểu thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ sử dụng cổng thông tin điện tử chỉ đạt 1,53%. Đối với thủ tục cấp phép xây dựng, chỉ 0,93% người dân trả lời rằng có tìm hiểu trên cổng thông tin điện tử của chính quyền.

Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết “làm giấy tờ” qua mạng

Tỷ lệ người sử dụng cổng thông tin điện tử khi “làm giấy tờ” vẫn rất thấp, dù đã tăng nhẹ so với năm trước đó. Nguồn dữ liệu: PAPI 2018.

Những con số trên được nhóm nghiên cứu PAPI 2018 đánh giá là chưa tương xứng với tốc độ gia tăng số lượng người dùng Internet. Bởi lẽ, có tới 53% số người được hỏi cho biết họ có Internet tại nhà (tăng 15% so với năm 2017). 38% số người khảo sát nói rằng kênh thông tin thời sự chính của họ là qua Internet (tăng 10% so với năm 2017).

Như vậy, số người sử dụng cổng thông tin điện tử và một cửa điện tử của chính quyền thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam, xét về mức tăng cũng có khoảng cách xa.

CUNG CẤP DỊCH VỤ "LÀM GIẤY TỜ" ĐẾN TỪNG CHIẾC ĐIỆN THOẠI

1,93-4,24 điểm (thang điểm 1-10) là khoảng dao động điểm chỉ số nội dung “Quản trị điện tử” của các địa phương - theo Báo cáo PAPI 2018. Mức điểm này được tính dựa trên hai chỉ tiêu thành phần: “Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương”; “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương”.

Điều đó cho thấy việc sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương để tìm hiểu quy trình, thủ tục hành chính còn rất hạn chế. Dù rằng, các địa phương đã tập trung xây dựng cổng thông tin điện tử đến các cấp ít nhất là từ năm 2011, khi Chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được đưa vào triển khai.

Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết “làm giấy tờ” qua mạng

Nội dung “sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” chỉ mới nhỉnh hơn số điểm tối thiểu. Nguồn dữ liệu: PAPI 2018.

Đà Nẵng đang là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số Quản trị điện tử, với kết quả 4,24/10 điểm. Điểm nội dung thành phần “Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” là 0,77/5 điểm; Điểm nội dung “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương” là 3,47/5 điểm.

TP.HCM đứng thứ hai với 3,99/10 điểm. Trong đó, nội dung “Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương” đạt 0,62/5 điểm, nội dung “Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương” đạt 3,37/5 điểm.

Thống kê đến hết tháng 2/2019 của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính TP.HCM cho thấy, chỉ 41% số hồ sơ được nộp trực tuyến (413.00/1.000.850 hồ sơ). Tuy vậy, khảo sát của Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM lại tiết lộ nhiều vấn đề ở con số này.

Tỷ lệ nộp hồ sơ hộ tịch trực tuyến mức độ 3 tại một phường đạt 36%, 1/3 trong đó được thực hiện bởi người dân, số hồ sơ còn lại do người dân tới tận phường nhờ cán bộ nhập giúp. Đại diện Mặt trận Tổ quốc cho rằng, không hẳn người dân thành phố thờ ơ mà do việc thao tác trên máy quá khó với họ.

Phía sau câu chuyện chưa đến 4% người Việt biết “làm giấy tờ” qua mạng

Bản đồ Hiệu quả quản trị điện tử (theo PAPI 2018) và Bản đồ những địa phương ứng dụng hành chính công trên Zalo.

Một cách làm khác đang được triển khai là đưa các dịch vụ hành chính công lên Zalo. Theo đó, quận 3 (TP.HCM) đã tiên phong mở tài khoản “Quận 3 trực tuyến” trên Zalo từ giữa tháng 4/2019. Việc này được kỳ vọng sẽ tăng lượng hồ sơ nộp qua Internet, nhờ tính thân thiện và dễ sử dụng của ứng dụng điện thoại.

Người dân có thể nhập thông tin hồ sơ trực tuyến bằng điện thoại thông minh và cũng dùng chính chiếc điện thoại này để chụp hình các tài liệu cần thiết. Trong khi đó, cách làm hiện tại lại yêu cầu người dân phải có máy scan (máy quét) để chuyển tài liệu giấy trở thành dạng kỹ thuật số, việc nhập thông tin hồ sơ lại cần máy tính với nhiều thao tác kết nối.

Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Phước là các địa phương có điểm số Quản trị điện tử dẫn đầu, cũng đang triển khai dịch vụ hành chính công tương tự. Lấy ví dụ về “Tổng đài 1022 Đà Nẵng”, tài khoản này trên Zalo cung cấp từ dịch vụ tra cứu thông tin xe buýt, cơ sở y tế… đến “làm giấy tờ”, hoàn thiện hồ sơ.

Tận dụng số lượng người dùng lớn trên Zalo để tăng tương tác giữa người dân và chính quyền, tạo sự thấu hiểu và tin tưởng trong thực hiện thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến… có thể là những điều mà các địa phương nhắm đến.

Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, ngân sách nhà nước chi trên 6.000 tỷ đồng mỗi năm cho phát triển chính phủ điện tử (giai đoạn 2015-2017). Sự cần thiết của chính phủ điện tử và quản trị điện tử cũng được coi là một trong những ưu tiên của quốc gia trước yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và 10 năm sau khi Chính phủ quyết tâm đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước theo tinh thần của Nghị định 102/2009.

Nhưng chắc chắn, số tiền này sẽ không có hiệu quả trọn vẹn nếu tỷ lệ người dân tiếp cận website của chính quyền chỉ đạt 4%.

Theo Zing

Đọc thêm

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Tiết lộ thiết kế độc đáo của iPhone 18

Nguồn tin tiết lộ Apple đang có kế hoạch di chuyển các thành phần Face ID xuống dưới màn hình vào năm 2026, cho phép loại bỏ phần khuyết hình viên thuốc tạo nên Dynamic Island.
Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.
Đừng tin vào AI

Đừng tin vào AI

Công ty đứng sau mô hình Claude cho rằng chuỗi suy nghĩ của AI ngày càng kém minh bạch hơn và có thể dễ dàng đánh lừa người dùng.