Phiên đấu giá tác phẩm kỹ thuật số đầu tiên được tổ chức trên thế giới

Trong phiên đấu giá do nhà Sotheby's ( New York, Mỹ) tổ chức ngày 10/6, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật kỹ thuật số độc quyền (NFT) đầu tiên trên thế giới đã được bán với giá 1,47 triệu USD.

Phiên đấu giá tác phẩm kỹ thuật số đầu tiên được tổ chức trên thế giới

Tác phẩm mang tên “Quantum” của nghệ sĩ người Mỹ Kevin McCoy.(Nguồn:Ocuta)

Dù còn lạ lẫm với khá nhiều người nhưng các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật kỹ thuật số độc quyền - “non-fungible token” (NFT) - đang trở thành những sản phẩm được ưa thích sưu tầm trên nhiều thị trường khác nhau.

Trong phiên đấu giá do nhà Sotheby"s (có trụ sở tại New York, Mỹ) tổ chức ngày 10/6, NFT đầu tiên trên thế giới đã được bán với giá 1,47 triệu USD.

Tác phẩm mang tên “Quantum” của nghệ sỹ người Mỹ Kevin McCoy là một hình ảnh động có hình bát giác. Nghệ sỹ Kevin McCoy đã tạo ra “Quantum” bằng cách mã hóa nguồn gốc thành một tác phẩm kỹ thuật số gốc sử dụng công nghệ blockchain.

Tác phẩm này đã được công nhận quyền sở hữu về sáng tạo nghệ thuật số độc quyền vào tháng 5/2014 - 3 năm trước khi thuật ngữ NFT ra đời.

NFT là tên gọi tắt của một sản phẩm kỹ thuật số như bức tranh, bức ảnh, những hình ảnh động hay một bản nhạc hoặc video, được chứng thực dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) - công nghệ đã tạo nên tiền điện tử.

NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả. Các NFT có giá trị sở hữu được ghi nhận, đảm bảo tính sở hữu và nguyên gốc của tác phẩm , khác với hầu hết những tác phẩm khác có thể được chia sẻ rộng rãi trên internet và dễ dàng sao chép.

Việc trao đổi các NFT đang được thực hiện với tiền điện tử bitcoin trên các trang web đặc biệt, với giá trị giao dịch lên tới vài trăm triệu USD/tháng.

Cũng tại phiên đấu giá nói trên, CryptoPunk 7523 đã trở thành tác phẩm NFT đắt giá thứ hai trong lịch sử, khi được mua lại với giá 11,7 triệu USD.

CryptoPunk 7523 là một sản phẩm của công ty Larva Labs (Mỹ). Tác phẩm thể hiện hình ảnh một khuôn mặt người được “pixel hóa” - gợi nhớ đến các nhân vật trò chơi điện tử trong thập niên 80 của thế kỷ trước.

Ở thời điểm hiện tại, tác phẩm NFT đắt giá nhất trong lịch sử đấu giá là bức tranh ghép kỹ thuật số “Everydays: The First 5.000 Days” của nghệ sĩ Beeple (người Mỹ).

Bức tranh đạt mức giá kỷ lục 69,3 triệu USD tại một phiên đấu giá của Christie"s hồi tháng 3 vừa qua.

Theo Thanh Phương/TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…