Khó hoàn thành mục tiêu vì thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng

Nguyên liệu đầu vào thiếu trầm trọng trong khi giá cả các mặt hàng không ngừng leo thang đã khiến doanh nghiệp (DN) điêu đứng. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cứu vãn tình thế nhưng mục tiêu phấn đấu chế biến 870 tấn thủy sản đến cuối năm 2011 của Công ty CP XNK Thủy sản Hà Tĩnh vẫn còn quá xa.

Công ty CP XNK Thủy sản Hà Tĩnh:

Khoác trên mình bộ đồ bảo hộ màu trắng, Phó Giám đốc Cty CPXNK Thủy sản Hà Tĩnh Phạm Văn Quy bước ra từ phân xưởng chế biến với khuôn mặt trầm ngâm. Ông nói: “Hơn tháng lại nay còn đỡ chứ trước đó bi đát lắm. Đầu năm rét đậm kéo dài lượng hải sản giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Đã vậy, giá cả chi phí sản xuất như điện, nước giá cả vật tư tăng vùn vụt”.

Thiếu việc làm, thu nhập của công nhân bị giảm sút
Thiếu việc làm, thu nhập của công nhân bị giảm sút

Thực trạng này không chỉ xảy ra trên địa bàn tỉnh mà ở địa phương lân cận - nơi được coi là có nguồn nguyên liệu dồi dào như Nghệ An cũng lâm vào tình trạng tương tự. 2 đơn vị chuyên chế biến hàng thủy sản vào hàng uy tín tại Nghệ An đã buộc phải giải thể.

Tù đầu năm đến sản lượng chế biến của DN mới chỉ đạt 350 tấn, doanh thu 32 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu chế biến hạn hẹp không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà hệ lụy kéo theo là thu nhập người lao động cũng giảm đáng kể. 6 tháng đầu năm mức lương bình quân của người lao động chỉ đạt 1,8 triệu đồng/người/ tháng.

Chẳng phải từ bây giờ mà năm 2009, những người cầm chịch DN đã nhận biết rất rõ: Chế biến hàng xuất khẩu chứa đựng rất nhiều rủi ro do nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định trong khi lại phải ràng buộc với đối tác bằng hợp đồng được ký kết. Trong lĩnh vực kinh doanh không có sự “cảm thông, chia sẻ” mà ràng buộc với nhau bằng các văn bản. Để giữ vững uy tín thương hiệu đồng thời tránh tình trạng “chết yểu” DN đã chủ động chuyển hướng làm thuê: Chế biến hàng gia công cho các DN trong nước theo phương châm “ăn ít” nhưng độ an toàn cao.

Việc chuyển hướng đã phát huy được hiệu quả nhất là trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Một trong những giải phá được coi là khả dĩ trong điều kiện chi phí sản xuất cao DN áp dung là “thắt lưng buộc bụng”. Đó là giảm thiểu tới mức thấp nhất nhu cầu sử dụng điện, nước và các chi phí không cần thiết khác. Bên cạnh đó, DN còn giảm số lượng lao động gián tiếp, tăng nhanh số lao động trực tiếp khi nguyên liệu đầu vào tăng khi bước vào mùa vụ.

“Sản lượng đánh bắt hải sản đang có xu thế giảm mạnh trong những năm gần đây. Tôm nuôi được coi là hàng chủ lực để thay thế tôm biển. Tuy nhiên vào mùa thu hoạch, người nuôi chẳng dại gì mà “găm” hàng bởi bán ngay họ vừa tránh được nguy cơ dịch bệnh vừa không lo mất mát khi mùa mưa bão cận kề, lại không tốn thức ăn chăn nuôi” ông Quy phân tích.

Cho đến nay, có thể khẳng định nhu cầu ẩm thưc trong nước đã được nâng lên tầm …quốc tế. Những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như mực, cá hay đắt như…tôm tươi ngày càng thu hút thục khách trên thị trường. Mở rộng các đại lý trên toàn quốc đã một lần nữa cho thấy việc nắm bát nhanh nhạy nhu cầu này. Thế nên không có gì khó hiểu khi đến nay đã có 15 đại lý của hàng của DN trên toàn quốc. Việc mở rộng các đại lý giúp DN giảm tải lượng lao động gián tiếp, đồng thời tham gia tích cực vào thực hiện chủ trương lớn của Bộ Chính trị: “Người Việt ưu tiên dung hàng Việt’

Chưa dừng lại ở đó, DN còn tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Giải pháp này được coi là “2 trong 1”. Bên cạnh việc tăng doanh thu thông qua công tác XKLĐ cho 105 lao động phổ thong, DN còn cử lao động có tay nghề đến làm việc tại Nhật Bản. 25 công nhân sau khi làm việc tại Nhật Bản khi trở về ngoài việc nâng cao đời sống với khoản tiền 500-700 triệu đồng, còn là lực lượng nòng cốt của Cty do trình độ tay nghề được nâng lên và kinh nghiệm thu được qua phong cách và phương thức làm việc ở một nước tiến tiến sẽ giúp DN phát triển.

Dù rất cố gắng triển khai các giải pháp tìm kiếm sự ổn định, tuy nhiên mục tiêu đầu năm đặt ra phấn đấu cuối năm 2011 đạt tổng sản lượng 870 tấn, doanh thu 80 tỷ đồng là rất khó khi thời gian còn lại chỉ chưa đầy 3 tháng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast